Bilirubin là gì và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe trẻ sơ sinh?
Chỉ số bilirubin ở trẻ sơ sinh rất quan trọng để bác sĩ đánh giá tình trạng vàng da và các bệnh liên quan ngay sau khi sinh. Bản thân mẹ cũng nên có những hiểu biết cơ bản về khái niệm này để kịp thời nhận thấy những bất thường khi làm các xét nghiệm quan trọng cho bé.
Bilirubin là gì?
Trong các tài liệu y khoa bilirubin được định nghĩa là một sắc tố vàng da cam, là chất thải của sự vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Bilirubin đi qua gan và ra khỏi cơ thể – chủ yếu trong phân, một lượng nhỏ trong nước tiểu.
Trước khi tới gan, bilirubin chưa được liên hợp, hay gọi là chưa kết hợp. Khi tới gan, bilirubin kết hợp với các loại đường nhất định để tạo ra một dạng hòa tan trong nước gọi là bilirubin liên hợp. Bilirubin liên hợp ra khỏi gan, vào trong ruột già, và được chuyển hóa lại thành dạng chưa kết hợp trên đường đào thải ra khỏi cơ thể.
Bilirubin là gì vốn là một khái niệm y khoa “khó nhằn” với nhiều mẹ
Trẻ sơ sinh, chỉ số bilirubin được dùng để đánh giá tình trạng vàng da sinh lý, ở trẻ lớn xét nghiệm bilirubin được thực hiện nhằm mục đích:
- Chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý liên quan đến gan mật
- Đánh giá bệnh hồng cầu hình liềm hoặc các bệnh lý khác gây ra thiếu máu tán huyết; những trẻ này có thể có những đợt hồng cầu bị phá vỡ làm tăng nồng độ bilirubin trong máu.
Ở trẻ sơ sinh, xác định nhanh chóng nồng độ bilirubin trong máu cũng quan trọng để có thể điều trị kịp thời trước khi bilirubin không liên hợp dư thừa gây tổn thương cho những tế bào não của trẻ. Hậu quả của tổn thương này bao gồm chậm phát triển trí tuệ, suy giảm khả năng học tập và phát triển, mất thính lực, rối loạn vận động mắt, và tử vong.
Nguyên nhân gây tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh
Ngoài nguyên nhân phổ biến là vàng da, tình trạng gan cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ bilirubin ở trẻ sơ sinh.
Do bị suy gan
Bilirubin tăng là không thể dung nạp galactose và bất dung nạp tyrosine, nhiễm trùng bẩm sinh hoặc mắc phải nhiễm viêm gan siêu vi B, adenovirus, nhiễm herpes, coxsackie, ECHO virus, CMV, toxoplasma.
Từ trong gan
Nếu trong gan thiếu α-1 antitrypsin và bị xơ nang, tắc mật trong gan có tính di truyền, hoặc mắc hội chứng Alagille, bệnh nội tiết (suy giáp, suy tuyến yên), Niemman Pick, hội chứng Zellweger’s, viêm gan, bệnh toàn thân, nhiễm trùng tiểu, tam nhiễm sắc thể 13,18, 21 đều khiến cho bilirubin tăng cao.
Yếu tố khác
Bilirubin tăng có thể là do bị teo đường mật, nang đường mật và hội chứng mật.
Do vàng da ở trẻ mới sinh
Ở trẻ mới sinh có bilirubin trong máu tăng cao vì máu của mẹ không phù hợp hoặc trẻ bị tật bẩm sinh.
Định lượng bilirubin trực tiếp là gì?
Được gọi là bilirubin trực tiếp (liên hợp) do định lượng loại bilirubin này được thực hiện một cách trực tiếp không cần phải phối hợp thêm chất gây gia tốc phản ứng.
Bilirubin trực tiếp được tạo thành gồm:
- 20% bilirubin toàn phần lưu hành trong máu
- Không gắn với protein, tan trong nước, vì vậy được lọc qua thận
Khoảng 20% bilirubin liên hợp được tái hấp thu vào máu, 80% được thải trừ trong đường mật rồi vào ruột. Ở ruột, dưới tác động của các vi khuẩn, bilirubin được chuyển thành Urobilinogen rồi thành stercobilin và được thải trừ trong phân.
Chỉ một phần nhỏ urobilinogen có ở đường tiêu hóa sẽ được tái hấp thu vào hệ thống tĩnh mạch cửa để thực hiện chu trình gan-ruột, và có thể được thấy trong nước tiểu (urobilinogen không gắn với protein).
Vàng da là nguyên nhân khiến nồng độ bilirubin tăng cao
Định lượng bilirubin toàn phần là gì?
Bilirubin toàn phần bao gồm bilirubin tự do (bilirubin gián tiếp) và bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp). Bilirubin gián tiếp có đặc điểm là độc, không hòa tan trong nước nên không có mặt trong nước tiểu.
Khi bilirubin tự do ở trong máu được albumin vận chuyển tới gan, bilirubin tự do kết hợp với acid glucoronic ở trong gan để tạo thành bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp). Bilirubin liên hợp có đặc điểm là không độc, tan trong nước nên có mặt trong nước tiểu.
Bilirubin không liên hợp (bilirubin tự do) được tạo thành:
- 80% bilirubin toàn phần lưu hành trong máu
- Gắn với albumin và vì vậy không được lọc qua thận
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Chỉ những trường hợp có mức bilirubin quá cao mới cần phải được can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây hư hại não.
Không có câu trả lời chính xác bao lâu thì sẽ điều trị xong bệnh vàng da ở trẻ vì cơ địa mỗi bé mỗi khác. Khi bác sĩ nhận thấy sức khỏe trẻ ổn định và đáp ứng rất tốt với việc chữa trị thì có thể mau chóng trở về nhà.
Tất tần tật về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị vàng da là căn bệnh phổ biến đối với đa số các bé mới chào đời. Các triệu chứng của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày sau khi sinh và có thể tự biến mất nếu mẹ thực hiện việc chăm sóc bé đúng đắn.
Khái niệm bilirubin là gì về cơ bản sẽ được các bác sĩ giải thích rõ ràng với mẹ khi cần phải thực hiện các xét nghiệm quan trọng. Nhưng nếu nắm sơ thông tin mẹ cũng yên tâm hơn nếu chẳng may bé phải điều trị do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.