Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi

Hầu hết các mẹ lần đầu mang thai đều quan tâm tới chỉ số cân nặng và chiều cao của bé mà bỏ qua một số các chỉ số thai nhi theo tuần quan trọng khác. Đó chính là đường kính lưỡng đỉnh (BDP), chiều dài xương đùi (FL), chu vi vòng bụng (AC), chu vi vòng đầu (HC). Các chỉ số này còn góp phần giúp bác sĩ đánh giá về khả năng trẻ có bị dị tật hay không.

Các chỉ số thai nhi mẹ cần biết

Trong suốt 40 tuần thai có nhiều vấn đề mẹ bầu cần quan tâm như sức khỏe thai kỳ, lịch khám thai, đặc biệt là sự phát triển của bé yêu qua từng gia đoạn. 3 cột mốc quan trọng nhất đó là: 12 tuần đầu tiên hay còn được gọi là 3 tháng đầu thai kỳ, từ tuần 13-26 là tam cá nguyệt thứ 2 và từ tuần 27-40 là chu kỳ 3 tháng cuối.

Mỗi chu kỳ là bước đánh dấu bước chuyển biến của cả mẹ và bé. Đó có thể là dấu hiệu ổn định hoặc một số thay đổi bất thường. Những thay đổi về thể chất là cần thiết để chuẩn bị cho sự cứng cáp khỏe mạnh của bé trước khi sẵn sàng đối diện với cuộc sống bên ngoài.

Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi

Biết cách đọc các chỉ số thai nhi theo tuần giúp mẹ biết được bé yêu đang phát triển ra sao

Các chỉ số thai khi nói lên tất cả. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số thai nhi đều là từ tiếng Anh, những gì mẹ nhìn thấy trên phim siêu âm hay các kết quả siêu âm là từ viết tắt của các chỉ số này. Một số thuật ngữ phổ biến nhất bao gồm:

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
  • FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
  • EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
  • CRL (Crown rump length):  Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.

Chỉ số FL nói lên điều gì?

Cũng giống như các chỉ số khác, chiều dài xương đùi theo từng tuần tuổi cho mẹ biết được bé yêu có phát triển bình thường hay không. Đối với thai nhi có chỉ số chiều dài xương đùi bình thường thì mẹ hoàn toàn yên tâm nghỉ dưỡng để chào đón thai nhi.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kết quả siêu âm thai cho thấy xương đùi ngắn. Theo một số nghiên cứu, đây được xem là một dấu hiệu làm tăng từ 2-3 lần hội chứng Down. Tuy nhiên đây chỉ là nguy cơ làm tăng chứ hoàn toàn không có nghĩa, bất kỳ em bé nào chiều dài xương đùi ngắn cũng đều bị Down.

Thông số chính xác nhất để đánh giá thai nhi có bị hội chứng Down hay không là đo khoảng dày da gáy, tiền sử bệnh tật của mẹ hay yếu tố di truyền gia đình…

Ngoài ra, để xác định xương đùi bé có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương và nhiều thông số khác để đánh giá. Mẹ có thể yêu cầu thêm một số xét nghiệm cần thiết nếu cảm thấy không yên tâm.

3 yếu tố chính ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi

1. Di truyền: Di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi, thường chiếm khoảng 23%.

2. Chế độ dinh dưỡng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những quan niệm sai lầm của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cũng gây ra tác động tiêu cực đến chiều cao của con yêu. Cụ thể nếu mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày nhưng không bổ sung sữa và những thực phẩm giàu canxi hặc mẹ bầu ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và tinh bột, đường… sẽ còn tác động đến sự phát triển hệ xương của thai nhi.

Để cải thiện số đo chiều dài xương đùi thai nhi, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, can-xi, chất đạm, i-ốt, sắt, a-xít folic, các a-xít béo không no (DHA, ARA)… trong suốt giai đoạn mang thai.

3. Thói quen xấu: Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé.

Các chỉ số thai nhi theo tuần: Chỉ số chiều dài xương đùi

5 thói quen xấu cần tránh khi mang thai
Mang thai quả là một giai đoạn nhiều niềm vui nhưng cũng đầy thử thách khi mà có những việc bạn tưởng chừng vô hại lại có thể ảnh hưởng không tốt đến bé. Cùng điểm xem mẹ có “dính” thói quen xấu nào dưới đây không nhé!

Bảng chỉ số chiều dài xương đùi theo tuần

Bắt đầu từ tuần thứ 14 của thai kỳ, siêu âm thai mới biết được chỉ số chiều dài xương đùi của bé yêu.

Tuổi thai (tuần)Giá trị trung bìnhNgưỡng giới hạn
141413-15
151716-19
162018-22
172322-26
181525-29
192827-33
203130-36
213432-38
223635-41
233937-45
244240-48
254442-50
264745-53
274946-56
285249-59
295451-61
305653-63
315955-65
326156-68
336358-70
346560-72
356762-74
366864-76
377066-79
387167-81
397368-72
407470-84

Theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần là điều quan trọng và cần thiết. Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về các chỉ này giúp mẹ nắm bắt được sự phát triển của bé yêu.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *