Các nguyên nhân gây khó thụ thai thường gặp

shape

01 Feb

Julia PhạmFeb 01, 2020

Các nguyên nhân gây khó thụ thai thường gặp

Có nhiều yếu tố gây trở ngại khi thụ thai như:
• Nguyệt san không đều đặn
Hormone chính là “đội quân” điều tiết chu kỳ nguyệt san, do đó mất cân bằng hormone có thể làm chu kỳ không đều. Điều này không ảnh hưởng đến độ dài của chu kỳ nhưng nguyệt san không đều có thể đồng nghĩa với việc trứng không rụng mỗi tháng và do đó, cơ hội thụ thai thành công của bạn sẽ kém đi.
• Bệnh tật
Đa nang buồng trứng, hội chứng phình động mạch, rối loạn tuyến giáp, viêm màng trong dạ con, viêm vùng chậu và tắc ống dẫn trứng là một số rối loạn ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
• Quá trình thụ tinh
Đôi khi quá trình thụ tinh diễn ra nhưng trứng làm tổ không an toàn trong tử cung và bị sẩy trong khi phát triển. Điều này có mối liên hệ với độ dài của giai đoạn sau rụng trứng hay còn gọi là giai đoạn hoàng thể.
• Tuổi tác
Mẹ càng lớn tuổi, cơ hội có con càng ít đi. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ trên 35 tuổi vẫn mang thai và có em bé khỏe mạnh nên bạn đừng vội đánh mất hy vọng.
• Tinh trùng
Chất lượng và số lượng tinh trùng của bố ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của mẹ. Trong khi đó, quá trình sản xuất tinh trùng có thể bị suy yếu bởi các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục không được điều trị đến nơi đến chốn, nhiệt độ nóng quá mức (như khi tắm bồn nước nóng), hút thuốc lá, bia rượu, quai bị và chấn thương tinh hoàn. Bên cạnh đó còn có những trường hợp tinh trùng yếu không rõ lý do.

Các nguyên nhân gây khó thụ thai thường gặp

Khi nghi ngờ bị vô sinh – hiếm muộn, cả vợ lẫn chồng đều cần đi khám sức khỏe sinh sản

Khi nào chị em cần đi khám bác sĩ khi gặp trở ngại trong việc thụ thai?
Trong trường hợp mẹ thường xuyên quan hệ và không dùng các biện pháp tránh thai mà vẫn không có thai trong vòng một năm, có khả năng mẹ đang gặp phải một vấn đề nào đó và đây là lúc cần một bác sĩ sản khoa để chẩn đoán và điều trị. Còn nếu mẹ được chẩn đoán một trong các triệu chứng như lạc nội mạc tử cung và mẹ hiện trên 35 tuổi, mẹ nên đi khám sau 6 tháng cố gắng có thai bất thành.

Bác sĩ sẽ thăm khám khung xương chậu để kiểm tra sự đàn hồi, và tìm dấu hiệu của viêm màng trong dạ con hoặc viêm vùng chậu. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đề nghị xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone và có thể đề xuất thêm các xét nghiệm và thủ tục như:
• Siêu âm vùng chậu: để xem hình ảnh tử cung và buồng trứng
• Xét nghiệm Progesterone: kiểm tra mẹ có đang rụng trứng hay không
• Kiểm tra Chlamydia: nếu kết quả dương tính, chlamydia có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh
• Xét nghiệm chức năng tuyến giáp: ước tính 5% phụ nữ gặp trở ngại khi thụ thai do tuyến giáp phát triển không bình thường
• Hysterosalpingogram: chụp X-quang ống dẫn trứng để kiểm tra tình trạng tắc nghẽn
• Phẫu thuật nội soi: cấy một kính hiển vi mỏng vào dưới da để xem xét kỹ hơn tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng
• Nhuộm thử nghiệm: thuốc nhuộm được tiêm qua cổ tử cung, sau đó sử dụng một laparascope (thiết bị nội soi) để kiểm tra tắc nghẽn

Bố cần tham gia loại xét nghiệm gì?
Các bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng và số lượng tinh trùng của bố. Cứ một trong số mười người xét nghiệm lại có một kết quả bất thường, do đó xét nghiệm thường được thực hiện nhiều lần. Cứ hai trong số 100 ông bố sẽ được xét nghiệm bất thường lần thứ hai.
Các vấn đề về tinh trùng thường gặp là tinh trùng yếu hoặc số lượng tinh trùng ít. Bên cạnh đó, các vấn đề khác cần phải được điều trị đối với bố là rối loạn nội tiết tố và tắc nghẽn ở tinh hoàn hoặc các vấn đề về xuất tinh.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *