Cách bà bầu ăn mận chuẩn chất, không biết thì phí cả thanh xuân
Hè sang rực rỡ, nhắc đến mận là thèm, “xơi” ngay vài trái cùng lúc cũng không thành vấn đề. Có điều, mận ở đây là một danh từ chỉ chung cho 2 loại trái cây phổ biến: mận hậu và trái roi (mận miền Nam). Phải nói rõ ràng như vậy để mẹ bầu hiểu rõ ràng.
Những lợi ích khi bà bầu ăn mận
Trái cây cho bà bầu mùa Hè có vô vàn nhưng mận luôn là lựa chọn hàng đầu. Mận miền Nam thì sẵn quanh năm hơn nhưng mận hậu chỉ có vào tháng 5. Nếu còn thắc mắc bà bầu có được ăn mận không thì dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của các loại mận, bầu không biết là phí cả thanh xuân.
Vào Tết Đoan Ngọ hàng năm, mận vào mùa nở rộ
Mận hậu mà xóc muối thì ngon phải biết!
Mận xóc muối đồng là món đặc sản không thể bỏ qua nếu muốn thưởng trọn vị mận hậu. Đương nhiên nếu không thích bầu cũng có thể ăn nguyên trái chấm muối tôm. Dù là ăn theo cách nào thì mận hậu cũng mang đến những lợi ích ngạc nhiên sau cho phụ nữ mang thai:
- Hỗ trợ hấp thu sắt: Theo các nghiên cứu, quả mận giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả. Với bầu, đây là điều tuyệt vời bởi cả thai kỳ bầu đều cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể.
- Kích thích tiêu hóa: Dù ăn nguyên trái hay ép nước uống thì các loại vitamin của trái cây này đều có tác dụng điều trị nóng trong, ăn khó tiêu, kích thích tiêu hóa ở mẹ bầu.
- Làm đẹp da: Đây không phải là phương pháp làm đẹp mới chỉ là chưa phổ biến. Bằng cách đắp bã mận sau khi ép lên mặt hàng ngày bạn sẽ có làn da mịn màng.
- Giảm ốm nghén: Các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu giảm đáng kể khi mẹ ăn một vài quả mận hậu trước bữa ăn hàng ngày.
Mận Sài Gòn ngon cũng đâu kém cạnh
Nói thật, Sài Gòn có những trái roi siêu ngon, nhưng lại gọi đồng âm với mận hậu. Mùa Hè mà bù nước với mận thì còn gì bằng. Cùng điểm danh một số tác dụng của qủa mận miền Nam nhé!
- Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Mất nước khi mang thai có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí có thể dẫn đến sinh non trong 3 tháng đầu thai kỳ. Mận chứa hơn 93% là nước, thích hợp để bà bầu bổ sung lượng nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày hè nóng nực.
- Duy trì hoạt động của mắt: Trong quá trình mang thai, mắt mẹ có xu hướng hoạt động yếu hơn bình thường, nhất là những chị em văn phòng, do phải thường xuyên sử dụng máy tính. Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mận là loại quả lý tưởng giúp mẹ bầu bổ sung lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường khả năng hấp thu sắt: Mận cung cấp lượng vitamin C dồi dào, không những giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ khả năng hấp thu chất sắt của cơ thể.
- Bảo vệ làn da mẹ bầu: Mận chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin A và C, giúp làn da mẹ bầu trở nên sáng mịn hồng hào.
- Tốt cho hệ tim mạch: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ và các chất dinh dưỡng trong mận giúp giảm đáng kể lượng cholesrerol xấu trong máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Mận Sài Gòn giúp bù nước nhanh cho bà bầu vào mùa Hè
Bà bầu ăn mận cần lưu ý những gì?
Trái cây nào cho bà bầu cũng vậy, ăn vừa đủ và đúng cách là tốt nhất, quá nhiều là không ổn.
- Không nên ăn quá nhiều: Tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng mận có vị chua, có thể khiến mẹ bầu bị xót ruột nếu ăn quá nhiều. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn mận lúc đói và nên hạn chế sử dụng muối khi ăn mận.
- Không nên gọt vỏ khi ăn: Chất chống oxy hóa trong mận thường tập trung nhiều ở phần vỏ. Vì vậy khi ăn, mẹ bầu không nên gọt vỏ, nên rửa sach và ngâm qua nước muối.
- Ngâm muối trước khi ăn: Bầu chỉ nên ăn 5-10 quả mận mỗi ngày và trước khi ăn nên ngâm nước muối loãng khoảng 15-20 phút trước khi ăn.
Khi bà bầu ăn mận Hà Nội nhiều có tốt không?
Ăn quá nhiều mận hậu có thể sẽ sinh nhiệt, gây nóng trong ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khiến làn da mịn màng của mẹ mọc thêm vài “cục mụn”.
Ngoài ra, bầu cũng không nên ăn mận Hà Nội khi đói vì tính axit có trong mận sẽ gây khó chịu cho bệnh dạ dày. Bầu nào mắc bệnh dạ dày hay đái tháo đường cũng cần tránh xa loại trái cây này.
Cách chọn mận ngon
Với mận miền Nam: Nên chọn những trái mận có vỏ ngoài căng bóng, không bị dập, nát. Đặc biệt, mẹ bầu nên ưu tiên những trái còn nguyên cuống, lá.
Với mận Bắc: Chọn quả mận tươi, ngon, đẹp mắt, không bị bầm, dập, sâu thối. Mận ngon thường có lớp vỏ căng mọng, nhẵn bóng. Mận tươi có cuống tươi, hoặc nguyên chùm, nắn không bị mềm.
Không nên mua mận quá xanh hoặc quá chín, mà chọn loại xen cả màu xanh và đỏ. Nếu trên quả có lớp phấn trắng bao phủ, đó là mận tươi. Chọn những quả mận đều nhau, căng tròn, không bị méo mó.
Lợi hay hại khi bà bầu ăn sầu riêng?
Bà bầu ăn sầu riêng nếu đúng cách chẳng những không gây hại mà còn giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn sao mới đúng? Cùng tham khảo ngay nhé!
Tóm lại có bầu ăn mận được không? Được, đó là câu trả lời chắc chắn. Bà bầu ăn mận dù là mận hậu hay mận miền Nam, nếu biết cách và vừa đủ đều mang đến những lợi ích tuyệt vời. Mùa Hè đã chạm ngõ rồi, ăn mận ngay thôi nào!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.