Cách bế trẻ sơ sinh "chuẩn" theo điều dưỡng trong từng giai đoạn

shape

09 Apr

Martin NguyenApr 09, 2020

Cách bế trẻ sơ sinh "chuẩn" theo điều dưỡng trong từng giai đoạn

Bao ngày ngóng trông mẹ đã được gặp con nhưng chính trong lần đầu tiên ấy không ít ông bố, bà mẹ lóng ngóng trong cách bế trẻ sơ sinh. Chào “thế giới mới” bằng tiếng khóc oe oe bé hẳn còn rất lạ lẫm. Sẽ tuyệt vời hơn nếu thiên thần nhỏ được mẹ bế ẵm vào lòng, vuốt ve trìu mến và trò chuyện thân mật.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi sinh, mẹ ôm con vào lòng, nựng yêu và nhìn âu yếm vào mặt là điều cần thiết và có lợi cho bé. Với trẻ sinh nhẹ ký, cân nặng sẽ tăng nhanh hơn nếu được đặt trên tấm trải mềm mượt, mịn màng vì những tấm trải như vậy tạo cho bé cảm giác được tiếp xúc, vuốt ve.

Tư thế bế bé tốt nhất khi mới sinh

Không ít chị em trong lần đầu làm mẹ thường lóng ngóng trong cách bế em bé sơ sinh. Mẹ thường bế con theo bản năng và tự hỏi tư thế này liệu đã chuẩn chưa, có ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống và cổ của bé hay không?

Cách bế trẻ sơ sinh "chuẩn" theo điều dưỡng trong từng giai đoạn

Bế ngang là cách bế bé thời điểm mới sinh tốt nhất

Những quan điểm hiện đại cho rằng không nên để bé bị sốc khi vừa lọt lòng bằng cách giữ cho bé luôn có cảm giác ấm áp, an lành bằng phương pháp da kề da. Sau đó là bế ẵm khi bé thức giấc.

Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách tốt nhất theo khuyến cáo của các bác sĩ Nhi khoa là những tư thế ngang, thẳng đứng hay bế vác vai cần phụ thuộc vào tháng tuổi của bé vì lúc đó xương mới cứng cáp và phù hợp.

Giai đoạn từ 1-2 tháng tuổi

Lúc này, cơ thể bé rất mềm, yếu nên cần sự cẩn thận trong từng giây phút bế bé. Thời điểm này, các điều dưỡng sẽ hướng dẫn mẹ bế bé theo tư thế nằm ngang, hạn chế tối đa bế thẳng lưng (bế vác vai) sẽ không tốt cho cơ thể của bé.

Khi bế thẳng lưng, tránh để trọng lượng lớn của phần đầu đè xuống. Trường hợp bạn muốn dỗ bé tránh trớ sữa, nôn ọe theo kiểu bế thẳng lưng thì nên dựa thân trẻ vào ngực bạn và đỡ lấy phần đầu trẻ tựa vào vai thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa kiểu bế này.

Giai đoạn từ 3-5 tháng tuổi

Ba tháng, bé đã biết lẫy. Cơ thể bé đã cứng cáp hơn một chút, mẹ có thể chọn cách bế nghiêng, bế thẳng đứng và bế nằm ngang. Tuy phần đầu bé đã tự giữ thẳng được nhưng cơ lưng trẻ vẫn chưa “cứng” hoàn toàn nên mẹ vẫn cần nâng nhẹ thôi nhé. Mẹ cũng không nên bế thẳng lưng bé đến khi cơ thể bé thực sự hoàn thiện.

Nếu muốn bế thẳng lưng thì nên áp dụng hướng dẫn sau: Để phần mông bé ngồi vào một bên cánh tay, bên cánh tay kia đỡ phần ngực và cổ bé sát ngực bạn để làm điểm tựa cho phần lưng và cổ bé được chắc hơn.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên

Lúc này, cơ thể bé đã ổn định hơn rất nhiều, bé sắp biết bò, cách bế cũng đa dạng và phong phú hơn hai giai đoạn trước: Bế thẳng lưng, bế cắp nách (nên áp dụng khi bé được gần 1 tuổi), bế nằm ngang,… bạn nên linh hoạt kiểu bế tùy theo sở thích của trẻ.

Cách bế trẻ sơ sinh "chuẩn" theo điều dưỡng trong từng giai đoạn

Hé lộ bất ngờ về 24 giờ đầu tiên "bận rộn" của trẻ sơ sinh
Thiên thần nhỏ đã chào đời. Trẻ sơ sinh không chỉ có ăn và ngủ mà 24 giờ đầu tiên đầy "bận rộn" với những lịch trình dày đặc đó nhé!

Tùy vào từng giai đoạn cụ thể của trẻ bạn nên áp dụng cách bế trẻ sơ sinh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần thật nhẹ nhàng, bình tĩnh và cẩn thận để không làm tổn thương đến cột sống và các cơ quan khác trên cơ thể non nớt của trẻ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *