Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốc

shape

01 Jan

Khanh ElisaJan 01, 2020

Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốc

Hiện tượng nhiệt miệng thường được biểu hiện dưới dạng một hoặc nhiều vết lở nhỏ dạng chấm tròn trong vùng rìa trong của miệng, lưỡi hoặc ở phần nướu răng. Xung quanh vết lở này sẽ hơi sưng và đỏ. Mỗi khi bị nhiệt miệng, bà bầu sẽ khá đau, nhất là khi ăn, uống và đánh răng. Việc tìm kiếm những phương thức giảm đau và cách chữa nhiệt miệng an toàn là điều cần thiết vì phụ nữ mang thai đều cần thận trọng khi dùng thuốc.

Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốc

Cách chữa nhiệt miệng nào an toàn cho bà bầu?

Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi mang thai

Có rất nhiều sự thay đổi diễn ra khi cơ thể bạn đang ấp ủ một sinh linh mới hình thành, có thể khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề khi đang cố gắng thích ứng với sự thay đổi. Những nguyên nhân gây nhiệt miệng có thể là:

  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thiếu nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, axit folic và kẽm
  • Hệ miễn dịch làm việc kém hiệu quả
  • Stress
  • Một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
  • Ăn quá nhiều đồ cay, nóng
  • Uống nhiều đồ uống nóng, có tính nhiệt
  • Vô tình cắn trúng lưỡi, môi hoặc mặt trong của miệng.
  • Đeo niềng răng
  • Vừa trải qua điều trị nha khoa
  • Sử dụng các thuốc giảm đau hoặc thuốc chẹn beta giao cảm (dùng trong các bệnh tim, huyết áp, đau thắt ngực, suy tim…)

Các biểu hiện của chứng nhiệt miệng

Ngoài biểu hiện rõ rệt nhất là các vết lở trắng hoặc hơi vàng xuất hiện trong miệng, bạn còn có thể nhận thấy những dấu hiệu như:

  • Sốt
  • Tiểu són
  • Ngủ li bì
  • Ngứa ngáy trên da
  • Nóng rát vùng lưỡi và miệng
  • Khó khăn khi ăn uống và nói chuyện
  • Hơi thở có mùi

Các mẹ bầu cần lưu ý, bất kỳ vết lở nào xuất hiện trên 2 tuần mà chưa lành cũng cần phải được điều trị để tránh tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra nặng nề hơn và giúp các chuyên gia hiểu rõ đằng sau biểu hiện nhiệt miệng này có phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (như ung thư chẳng hạn).

Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả khi mang thai

Trước hết, bạn cần giảm tình trạng sưng đau, nóng đỏ của các vết lở miệng. Những cách hiệu quả bao gồm:

  • Súc miệng nước muối: Muối có tính sát trùng nhẹ, giúp bạn tiêu diệt bớt những vi trùng có hại xung quanh vết lở. Bạn có thể pha nước muối loãng để súc miệng nhiều lần trong ngày hoặc mua 1 chai nước muối sinh lý loại lớn chuyên dùng để súc miệng ở các hiệu thuốc.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng với mẹ bầu, nếu bạn thiếu ngủ, sức khỏe sẽ giảm sút, tạo điều kiện cho bệnh tật và viêm nhiễm dễ dàng phát triển.
  • Uống đủ nước: Để giữ cơ thể không bị mất nước và luôn mát mẻ, đừng quên uống thật nhiều nước mỗi ngày.

2 phương thuốc tự nhiên giúp làm lành vết nhiệt miệng:

  • Dầu dừa: Bạn biết không, dầu dừa là một loại tinh dầu vô cùng tuyệt vời, khi nó vừa có thể chống rạn da, vừa giúp giảm nhiệt miệng. Hãy dùng một ít dầu dừa đắp lên vết lở. Tuy nhiên, vì dầu dừa khá lỏng nên dễ bị trôi đi. Bạn có thể trộn thêm 1 ít sáp ong vào dầu dừa theo tỷ lệ 2 dầu dừa – 1 sáp ong để làm dầu dừa khó trôi hơn. Bôi sáp dầu dừa lên vết lở vài lần trong ngày.
  • Mật ong: Mật ong tương đối an toàn khi mang thai. Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong rất đơn giản. Trước tiên, bạn cần súc miệng bằng nước ấm. Sau đó, bạn bôi trực tiếp mật ong lên vết lở. Làm như vậy 2-3 lần/ ngày và vết thương sẽ nhanh chóng khép miệng.

Cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốc

Bà bầu uống mật ong có tốt không?
Mật ong có vị ngọt tự nhiên, được xem là một trong những thực phẩm lành mạnh và cực tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mang thai là một quá trình quan trọng, chỉ một sơ sẩy nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm. Chính vì vậy, không ít mẹ bầu băn khoăn liệu uống mật ong khi mang thai có tốt.

Phân biệt các dạng nhiệt miệng khác nhau

  • Nhiệt miệng thông thường: Đây là những loại phổ biến nhất. Vết thương có đường kính khoảng 2-8mm, xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng. Bạn có thể quan sát một vài vết loét xuất hiện cùng một lúc. Những vết loét này không cần điều trị và tự biến mất trong vòng 10 ngày đến 2 tuần.
  • Nhiệt miệng sâu: Bạn có thể hiểu đây là một dạng của nhiệt miệng thông thường nhưng vết loét lớn hơn và sâu hơn. Các vết thương thường có đường kính lớn hơn 10 mm và loét sâu. Ngoài ảnh hưởng đến phần lưỡi và sàn miệng, bạn cũng có thể quan sát thấy chúng trên bề mặt của lưỡi, nướu răng và mặt sau của cổ họng trong một số trường hợp. Loại vết thương này thường mất nhiều thời gian để chữa trị.
  • Lở miệng dạng Herpetiform: Đây chỉ là một cái tên được giới khoa học đặt ra, không liên quan đến virus herpes. Bạn sẽ nhận thấy những đám vết lở nhỏ tạo thành một tổn thương khoảng 1-3 mm. Vết thương sẽ lành trong khoảng 15 ngày và để lại sẹo.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *