Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh "một phát nghe ngay
Sự bướng bỉnh không hoàn toàn không hoàn toàn “tệ” như bạn vẫn nghĩ. Đôi khi, nếu biết “nương theo chiều gió” tính cách này còn giúp trẻ phát triển nổi trội trong nhiều lĩnh vực tương lai. Biết cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh khôn khéo tức là biết nói “không” đúng lúc.
Bướng bỉnh hữu ích là khi bé quyết tâm hoàn thành trò chơi ghép hình đầy thách thức để đạt được mục tiêu của mình hoặc gây khó chịu với người khác bằng cách từ chối thay đổi ý kiến bản thân về vấn đề nào đó dù đã nhận thức được “sai rành rành”.
Thách thức của cha mẹ là giúp đứa con đang lớn của mình quản lý sự bướng bỉnh của mình một cách hiệu quả để nó có tác động tích cực đến sự phát triển của bé.
Khuyến khích bé bướng bỉnh hơn nữa
Nếu bạn nhận thấy bé cưng có dấu hiệu cứng đầu hãy tập trung vào việc giúp bé phát triển những lợi ích tiềm năng từ tính cách này. Đừng quên đợi tới thời khác mà bé 3 tuổi có quyết tâm cao nhất. Ví dụ bé muốn được cô giáo khen trong buổi học cuối tuần hoặc muốn vẽ một bức tranh nào đó theo cách riêng.
Tính bướng bỉnh là con dao 2 lưỡi, vì vậy cha mẹ phải biết dạy con biết cách quản lý
Hãy để bé thấy rằng rõ ràng bạn đang ngưỡng mộ sự bướng bỉnh trong bối cảnh này không chỉ vì kết quả tích cực mà bé sẽ đạt được mà còn bởi trẻ rõ ràng là người không dễ dàng bỏ buộc khi gặp khó khăn.
Hỏi bé về cảm giác nếu phải từ bỏ dang dở việc đang làm. Đây cũng là cách để cha mẹ giải thích cho bé hiểu động lực đằng sau quyết tâm thành công cần mạnh mẽ thế nào. Hài lòng với thực tại hay luôn sợ thất bại sẽ chỉ khiến bé chùn bước và khó đạt được mong muốn trong tương lai.
Việc hiểu rõ những gì làm cho sự cứng đầu, bướng bỉnh của trẻ ngàng càng lớn sẽ giúp cha mẹ có phương pháp hướng dẫn bé quản lý tính cách này một cách hiệu quả.
Sẵn sàng ngăn sự ương bướng khó chịu
Tính cách bướng bỉnh đương nhiên có tốt và bất lợi. Ngoài việc luôn ở bên động viên trẻ kịp thời phụ huynh cũng sẵn sàng tinh thần để đối phó với sự khó chịu mà bé sẽ thể hiện. Ví dụ bé từ chối dọn đồ chơi mặc dù đã đến giờ đi ngủ hoặc bé đòi ăn thêm bánh quy dù đã ăn rất nhiều trước đó và thực tế là nhà không còn nữa, phải đi mua thêm chẳng hạn.
Cách tốt nhất để đối phó với đứa trẻ bướng bỉnh chính là cha mẹ phải tăng cường quyết tâm để không đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ. Tất cả mọi điều vô lý cần phải được loại bỏ. Dù sớm hay muộn trẻ cũng sẽ phải chấp nhận điều này.
Đương nhiên với những ai lần đầu làm mẹ rất dễ bị cám dỗ rằng cứ để trẻ làm những gì bé muốn cho “yên cửa yên nhà” bà tránh được tất cả các cuộc đối đầu không cần thiết. Nhưng hãy mạnh mẽ giữ vững quan điểm của mình, mẹ nhé!
Nếu cha mẹ dễ dàng bỏ cuộc, ngày qua ngày bạn sẽ thấy tính ương bướng của trẻ trở nên mạnh mẽ hơn không chỉ ở nhà mà còn ở trường học hay nơi công cộng.
Cứ đứng vững như bàn thạch trên quan điểm cá nhân của bạn dù cho trẻ có tranh thuận thế nào, than phiền ra sao hoặc cố gắng vượt qua ranh giới đặt ra.
Có một cách khác nhẹ nhàng hơn là cố gắng nói chuyện với trẻ. Chỉ ra rằng tất các những cuộc cãi vã, khóc lóc hoàn toàn có thể dễ dàng tránh được. Nhấn mạnh những tác động tiêu cực của hành vi cố tình đối đầu của trẻ. Ví dụ trẻ sẽ vẫn không có được điều mình muốn và còn khiến không khí gia đình chán ngắt, cha mẹ bớt phần yêu thương.
Cho trẻ khoảng thời gian trò chuyện, tâm sự để bé thoải mái thể hiện sự bướng bỉnh của bản thân. Trẻ có thể nói ra cảm xúc cá nhân và cho cha mẹ biết những gì bản thân thực sự muốn.
Dù bạn hoàn toàn vẫn không đồng ý nhưng việc lắng nghe cũng có thể phần nào giúp hạn chế tính bướng của bé. Con bạn có thể học cách quản lý mặt tiêu cực của sự bướng bỉnh với sự giúp đỡ và hỗ trợ cha mẹ.
3 ứng dụng miễn phí nên tải ngay để không phải nhớ lịch tiêm phòng
3 ứng dụng của Bộ Y tế, của MarryBaby và của một công ty tư nhân Nhật Bản dưới dây sẽ giúp mẹ nhớ không sót một mũi tiêm nào của bé dù bận rất bận rộn.
Nếu cha mẹ biết cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh một cách bình tĩnh với một kế hoạch rõ ràng và quyết tâm theo các nguyên tắc ban đầu, thiên thần nhỏ sẽ biết cách giành lấy quyền kiểm soát tính cách đặc biệt này để nó chỉ mang lại lợi thế cho trẻ.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.