Cách giảm say tàu xe cho bé khi đi chơi Tết

shape

13 Apr

Cha Mẹ TốtApr 13, 2020

Cách giảm say tàu xe cho bé khi đi chơi Tết

Để bé tránh say xe, điểm mấu chốt là bố mẹ hãy tạo ra không gian thoải mái, an toàn cho bé khi đi xe. Ngoài ra, một số thực phẩm hỗ trợ sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng khó chịu trong những chuyến đi.

Say tàu xe là gì?

Say tàu xe là hiện tượng khá phổ biến ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ khi di chuyển trên các phương tiện tàu, xe, máy bay. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Khiến những ai mắc phải không muốn đi đâu xa bởi cảm giác khó chịu sẽ kéo dài nhiều ngày sau đó.

Do đó, việc tìm hiểu và giải thích về nguyên nhân, triệu chứng say tàu xe thường gặp sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong việc tìm ra cách thức làm giảm say tàu xe cho bé cũng như cho bản thân trong những chuyến đi sắp tới.

Cách giảm say tàu xe cho bé khi đi chơi Tết

Cả trẻ em lẫn người lớn đều có thể bị say tàu xe

Những biểu hiện khi bé say tàu xe

Tùy theo mức độ nhạy cảm của từng bé mà hiện tượng say tàu xe xuất hiện sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Tuy nhiên, triệu chứng chung nhất sẽ bao gồm:

Ban đầu bé cảm thấy khó chịu, nôn nao, choáng váng. Ở mức độ nhẹ, triệu chứng này sẽ thoáng qua, trẻ thích nghi dần với môi trường và “bay biến” hoàn toàn khi phương tiện ngừng di chuyển.

Ở cấp độ nặng hơn, bé sẽ trải qua những dấu hiệu sau:

  • Tiết nhiều nước bọt ở miệng
  • Bao tử cồn cào
  • Bé buồn nôn và nôn ít hoặc nhiều
  • Da tái nhợt, đau đầu, choáng váng
  • Thở nhanh, vã mồ hôi
  • Cơ thể mệt mỏi, gần như suy kiệt

Cách giảm say tàu xe cho bé khi đi chơi Tết

Tạo ra không gian thoải mái sẽ giúp bé không bị say tàu xe

Cách giảm say tàu xe cho bé đơn giản mẹ cần biết

Để chăm sóc bé tốt nhất, các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ 10 mẹo vặt dưới đây để giúp trẻ không bị say xe khi đi xa, giúp chuyến du lịch thêm phần vui vẻ, thú vị.

Cách giảm say tàu xe cho bé khi đi chơi Tết

Lần đầu cho bé đi chơi, mẹ chuẩn bị gì?
Đối với những gia đình có con nhỏ thường mẹ rất ngại khi đi chơi, du lịch xa nhà vì sợ bé sẽ quấy khóc, bé sẽ bị đau ốm. Ngoài ra, mẹ còn phải mang theo vô số đồ dùng cho bé như quần áo, tã bỉm, sữa, bột, thuốc…Tuy nhiên, nếu mẹ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ ban đầu thì việc cho bé đi cùng rất...

  • Trước khi lên xe, bạn không nên cho bé ăn quá nhiều, những thực phẩm có nhiều dầu mỡ sẽ làm trẻ khó tiêu. Tốt nhất là cho trẻ ăn cháo trước khi khởi hành. Ăn cháo giúp con trẻ giải phóng năng lượng thừa và phục hồi lượng đường trong máu, giảm thiểu cảm giác nôn nao.
  • Tránh cho bé ăn quá no hoặc uống đồ uống có cồn.
  • Tuyệt đối không cho bé uống sữa trước và trong chuyến đi, bé sẽ bị say nếu uống loại đồ uống này.
  • Bạn nên làm cho trẻ bận rộn khi ở trên xe. Điều này sẽ giúp trẻ xao lãng và quên đi cảm giác khó chịu, hồi hộp. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ đọc sách, báo vì chính điều này sẽ làm cho trẻ nhanh say xe hơn nữa.
  • Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến việc say xe hay không, cho nên bạn cần giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nếu bạn bồn chồn, lo lắng trẻ cũng sẽ trở nên như vậy.
  • Hãy nói chuyện với bé về chuyến đi sắp tới để bé chuẩn bị tâm lý và không bị sốc khi di chuyển, bé sẽ quen dần với sự mệt mỏi trước chuyến đi của mình.
  • Nếu trẻ bị nôn vì say xe, bạn nên cho bé uống ít nước sau khi nôn để mùi trong miệng bé không còn lưu lại nữa.
  • Những thức ăn nhẹ hoặc kẹo mút cũng là cách giảm say tàu xe cho bé hiệu quả. Chúng vừa giúp bé không bị say xe vừa không gây buồn nôn.
  • Nên mang theo hoặc mua cho bé những đồ chơi nào mà trẻ yêu thích nhất. Trong suốt thời gian trên xe, trẻ sẽ hứng thú và tập trung vào đồ chơi của mình.
  • Mẹo hay giúp trẻ không bị say xe nữa là có thể cho bé ngửi vỏ quýt, vỏ cam, mùi chanh, bạc hà, gừng,… và cũng để khử mùi trên xe. Tinh dầu cùng hương thơm từ vỏ quýt sẽ giúp con trẻ đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. Tuyệt đối không được cho bé ăn cam hoặc quýt bởi bé sẽ dễ say hơn.
  • Tránh sử dụng nước cam vì các chất axit có trong loại quả này sẽ làm dạ dày bị tổn thương.
  • Tránh uống các loại nước giải khát có chứa chất kích thích, nhất là cồn và cà phê, vì các chất này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.
  • Cho bé ngồi ghế trước đầu xe sẽ ít bị xóc hơn, tầm mắt của bé sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe, bé sẽ ít bị say hơn.
  • Nếu là xe khách thì chọn những chỗ ngồi gần cửa sổ để trẻ có thể nhìn được các cảnh vật bên ngoài. Điều này sẽ giúp tâm trạng trẻ thoải mái hơn.
  • Cho bé uống thuốc say xe, uống ít nhất nửa giờ trước khi đi. Ở hiệu thuốc có bán rất nhiều loại, hãy cung cấp thông tin đầy đủ về trẻ như tuổi, cân nặng… để dược sĩ có thể kê loại thuốc phù hợp với trẻ. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy cho bé uống thuốc chống say với liều lượng tham khảo bác sĩ.
  • Cho bé ngủ đủ giấc trước khi khởi hành. Bé có sức khỏe tốt, không thiếu ngủ sẽ có chuyến đi khỏe mạnh hơn, không còn cảm giác say xe hoặc nôn nao nữa.

Trên đây là những cách giảm say tàu xe cho bé khi đi xa mà các bậc phu huynh nên “thuộc nằm lòng”. Chúc cả nhà có những chuyến du xuân vui vẻ trong những ngày đầu năm.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *