Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả

shape

01 Mar

Cha Mẹ TốtMar 01, 2020

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả

Không ít mẹ phải loay hoay tìm cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà không hề biết rằng đó là những triệu chứng thường gặp của hầu hết các loại vắc-xin dành cho trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi dấu hiệu như sốt, sưng, đỏ,…sẽ tự khỏi trong vài ngày.

Tiêm phòng để ngừa dịch bệnh

Hiện tại tiêm phòng vắc-xin là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho bé và hạn chế bùng phát dịch bệnh diện rộng. Sau sinh mẹ có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho bé ở các kênh thông tin trực tuyến một cách dễ dàng.

Từ khi khoa học tìm ra được vắc-xin các mẹ đang mang bầu hoặc mới sinh con hoàn toàn yên tâm vì bé có thể được bảo vệ nhờ tiêm phòng ngay sau khi sinh. Bé sơ sinh ngay khi vừa chào đời đã có miễn dịch với nhiều bệnh vì nhận được kháng thể từ mẹ và qua nguồn sữa mẹ. Tuy nhiên, thời gian miễn dịch này có thể chỉ kéo dài một tháng, dài nhất là một năm. VÌ vậy, “bổ sung lượng kháng thể” cần thiết bằng cách tiêm chủng đúng lịch, khả năng bảo vệ cho cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là trên 90%.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả

Theo dõi thay đổi nhiệt độ cơ thể để có cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả

Với những trẻ không tiêm chủng đầy đủ hoặc không được tiêm có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, tàn tật và tử vong, thậm chí gây bùng phát dịch lớn trong cộng đồng. Nếu do quên lịch tiêm hay trẻ bị ốm mà không tiêm một thời gian thì mẹ cần đưa trẻ đi tiêm tiếp tục chứ không nên bỏ dở.

Dấu hiệu cho biết bé bị sốt sau tiêm phòng

Có thể 30 phút theo dõi sau khi tiêm trẻ không có biểu hiệu quấy khóc hay tăng thân nhiệt nhưng sau vài giờ hay 1 ngày một số trẻ có thể bị sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C kèm theo tình trạng quấy khóc, bỏ ăn.

Các bác sĩ cho biết chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn và bệnh ho gà. Tuy uy ít nhưng vẫn có trường hợp sau khi tiêm ngày thứ 5 trẻ mới bị sốt. Chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Cụ thể một vài triệu chứng khác sau khi tiêm vắc-xin:

  • Nổi nốt cứng hay nốt dưới da có thể xảy ra và tồn tại trong một hay vài tuần
  • Nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mất ngủ dễ kích động, bứt rứt khó chịu

Trường hợp sốt cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu:

  • Sốt cao trên 39 độ C và co giật. Tay chân lạnh, tím tái
  • Thở khó, co lõm ngực
  • Quấy khóc nhiều dù đã uống thuốc giảm đau hạ sốt thông thường
  • Lừ đừ, bỏ bú.
  • Sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả

Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!
Trẻ sơ sinh với sức đề kháng kém rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng là cách an toàn nhất để bảo vệ bé. Chủng ngừa giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh và giúp bảo vệ trẻ em và trẻ sơ sinh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, việc tiêm chủng có thể bảo vệ bé trước 12 căn bệnh...

Cách hạ sốt sau tiêm đơn giản mà hiệu quả 

Vắc-xin sau khi tiêm vào cơ thể trẻ sẽ có phản ứng. Đó là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nắm được điều này mẹ sẽ yên tâm mỗi lần đưa con đi tiêm chủng.

Khi phát hiện cơ thể bé nóng lên đặc biệt là vùng trán điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt.  Nếu bé bị sốt nhẹ dưới 38,5 độ C mẹ chỉ cần dùng khăn ấm lau cho bé. Đồng thời nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả

Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao mẹ cần bình tĩnh để có cách xử lý kịp thời

Nếu bé sốt cao từ 39 độc C trở lên, mẹ nên cho bé uống thuốc hạ sốt kèm lau mát. Bé cũng có thể bị sưng đỏ chỗ tiêm trong vài ngày, nhưng đây là phản ứng bình thường và thường sẽ tự khỏi. Với trẻ dưới ba tháng tuổi, cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn mẹ mới cho bé uống thuốc.

Khi bé bị sốt có thể bị mất nước và chất điện giải nên mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, bú mẹ nhiều cữ trong ngày. Với trẻ đã cai sữa có thể cho trẻ uống Oresol hoặc cho ăn cháo muối loãng.

Tuy bị sốt nhưng mẹ vẫn cần chú ý vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hiệu quả

Bé bị sốt nên được ăn gì, uống gì?
Với trẻ nhỏ, khi bị sốt lâu ngày, cơ thể sẽ suy yếu, mệt mỏi, dẫn đến chán ăn nên càng khó phục hồi. Vậy bé nên ăn gì để nhanh chóng vượt qua? Mẹ hãy bổ sung những thực phẩm dưới đây vào thực đơn ăn uống mỗi ngày, để giúp bé “chống” lại cơn khó chịu, uể oải do ốm sốt mang lại nhé!

Một số lưu ý cho mẹ

Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ. Ngoài ra có một số lưu ý mẹ cần nhớ:

Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm

Sau khi tiêm 4-6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Có trường hợp nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng phụ nguy hiểm.

Không đắp khoai tây hay chanh

Nhiều mẹ truyền tai nhau mẹo đắp khoai tây lát mỏng, lòng trắng trứng hay chanh cắt lát lên vết tiêm của bé để giảm đau hạ sốt. Các bác sĩ chuyên khoa nhi Không khuyến khích áp dụng biện pháp này vì có thể có nguy cơ gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

Nếu mẹ đã áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng mà thân nhiệt của bé không giảm mẹ nên đưa bé đến những cơ sở y tế để được thăm khám.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *