Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Dung dịch dùng để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh chủ yếu được làm từ nước muối biển, có chứa nhiều loại muối khác nhau. Dịch nhỏ mũi có tác dụng làm co mạch trong mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi và giảm sưng tấy trong các xoang mũi của bé, giúp bé giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi. Vì tình trạng cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi là những biểu hiện rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và thường xuyên lặp đi lặp lại, mẹ nào cũng cần biết cách vệ sinh mũi cho trẻ để giúp con cảm thấy thoải mái trong những tình huống này. Việc nhỏ mũi vẫn cần thiết cho đến khi bé đã biết cách tự xì mũi.

Nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trong phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ. Thực tế, việc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh không hề dễ dàng, vì bé thường có khuynh hướng sợ hãi khi có nước rơi vào hốc mũi. Tuy nhiên, mẹ có thể làm cho quá trình này dễ dàng hơn bằng các bước bên dưới.

Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ nên cố định phần đầu của bé

Các bước rửa mũi cho trẻ sơ sinh

1. Mẹ rửa tay với xà phòng và nước.
2. Xem liều thích hợp cho bé. Thông thường, để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, bác sĩ thường ghi rõ số giọt nước muối trong đơn thuốc, ví dụ: 2 giọt mỗi bên, 4 giọt mỗi bên…
3. Bế bé với cánh tay trái (nếu mẹ thuận tay phải). Nên ngồi trên ghế để hỗ trợ bé và cánh tay của mẹ.
4. Nếu mũi của bé quá nhiều dịch nhầy, mẹ nên dùng một dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy trước khi nhỏ mũi. Hoặc mẹ cũng có thể cuộn giấy mềm thành một bấc loa kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi bé rồi lấy ra để loại bỏ bớt chất nhờn.
5. Đặt phần đầu ống nước muối sát vào lỗ mũi bé, nhưng cố gắng không đẩy sâu vào mũi.
6. Nhẹ nhàng bóp vào ống nhỏ giọt để sử dụng liều lượng cần thiết.
7. Giữ nguyên tư thế của bé trong năm phút để cho các giọt nước muồi chảy vào mũi.
8. Nếu con bạn bắt đầu ho, mẹ đỡ bé ngồi lên. Nếu bé chưa biết ngồi, mẹ đỡ lưng bé tựa vào người mình nhé.
9. Rửa phần đầu chai nước muối bằng nước ấm.

Nếu bé sơ sinh quá hiếu động, mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng trên giường, dùng một tay giữ tay và vai bé, một tay nhỏ mũi từng bên một.

Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách hút mũi cho trẻ sơ sinh "chuẩn không cần chỉnh"
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thường gặp khó khăn khi bú sữa và khi ngủ bởi các chất dịch nhầy trong mũi bị ứ đọng làm bé không thể thở. Hơn nữa, do còn quá nhỏ nên trẻ không thể tự hỉ mũi càng khiến tình trạng thêm nặng. Vì vậy, việc hút mũi cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết để giúp bé giảm bớt sự...

Cách nhỏ mũi cho bé trên 1 tuổi

Việc nhỏ mũi cho bé sơ sinh vốn đã không dễ, nhỏ mũi cho các bé lớn càng khó khăn hơn. Trước hết, mẹ cần “thông báo” trước với bé việc mình sẽ nhỏ mũi cho con. Có thể mẹ cũng cần phải chơi trò chơi giả làm bác sĩ thường xuyên để bé quen với việc nhỏ mũi.

Mỗi lần nhỏ mũi cho bé, mẹ nên làm theo các bước sau để việc nhỏ mũi cho con hiệu quả và dễ dàng hơn:

1. Mẹ rửa tay với xà phòng và nước.
2. Xem liều thích hợp cho bé.
3. Cho bé xì mũi hoặc mẹ lau bớt dịch nhầy trong mũi.
4.Đặt phần đầu ống nước muối sát vào lỗ mũi bé, nhưng cố gắng không đẩy sâu vào mũi.
5. Nhẹ nhàng bóp vào ống nhỏ giọt để sử dụng liều lượng cần thiết.
6. Giữ nguyên tư thế của bé trong năm phút để cho các giọt nước muồi chảy vào mũi.
7. Nếu con bạn bắt đầu ho, mẹ đỡ bé ngồi lên. Nếu bé chưa biết ngồi, mẹ đỡ lưng bé tựa vào người mình nhé.
8. Rửa phần đầu chai nước muối bằng nước ấm.

Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Top những sai lầm khi trị sổ mũi cho bé
Giao mùa là khoảng thời gian rất dễ làm trẻ bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh về mũi. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng trị sổ mũi cho bé đúng cách, dẫn đến những sai lầm đáng tiếc. Những sai lầm dưới đây, mẹ nên tránh nhé!

Lưu ý khi nhỏ mũi cho trẻ

Tuy việc dùng nước muối nhỏ mũi cho trẻ là một biện pháp hiệu quả trong hầu hết các trường hợp bé bị sổ mũi, mẹ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh để tránh làm tình trạng của bé càng tệ hơn hoặc lây nhiễm bệnh từ bé này sang bé khác.

-Không đặt sâu phần đầu ống vào trong mũi bé.

-Luôn rửa sạch đầu ống nhỏ mũi bằng nước ấm sau khi sử dụng.

-Không dùng chung ống nhỏ mũi cho các bé khác nhau.

Ngoài ra, mẹ nên hỏi bác sĩ để biết số lần nhỏ mũi trong ngày thích hợp cho từng trường hợp của bé. Không nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh khi không cần thiết vì dung dịch nước muối có thể gây khô mũi, cảm giác rát mũi hoặc làm tình trạng chảy mũi càng tệ hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *