Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa mẹ không thể không biết

shape

29 Feb

Cha Mẹ TốtFeb 29, 2020

Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa mẹ không thể không biết

Do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ và chưa thể làm chủ được động tác vừa nuốt vừa thở cùng lúc nên sữa rất dễ bị trào lên mũi dẫn đến nghẹt thở. Tuy là tình trạng phổ biến, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan khi trẻ bị sặc sữa, bởi nếu không cẩn thận tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.

Cách xử lý trẻ bị sặc sữa

Cách sơ cứu trẻ bị sặc sữa mẹ không thể không biết

Các động tác sơ cứu trẻ bị sặc sữa cần thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát

Trường hợp bé bú no và bị sặc sữa, sữa tràn ra bên ngoài qua miệng hoặc mũi. Lúc này bạn cần đặt bé nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải đều được để tránh sữa đi vào khí quản.

Trẻ vừa mới bú đã bị sặc sữa do sữa xuống quá nhanh và bú vội vàng, dạ dày của trẻ vẫn đang rỗng, có nhiều không khí. Hãy lợi dụng điểm này để giúp bé đẩy sữa ra ngoài bằng cách: Cho bé nằm ngửa, giữ chặt hai chân song song với mặt giường rồi nghiêng thân người trẻ lên một góc khoảng từ 45-60 độ. Áp lực không khí trong dạ dày sẽ đẩy sữa ra ngoài bằng khoang miệng một cách dễ dàng hơn.

Nếu tình trạng vẫn không khả quan mẹ cần hút sữa từ miệng và mũi trẻ ra càng nhanh càng tốt. Sau đó kích thích bé thở bằng cách làm cho bé khóc hoặc ho (nhéo, đánh vào mông).

Khi trẻ có biểu hiện khó thở, da tím tái ngay lập tức bạn cần đặt bé nằm sấp trên cánh tay và giữ phần đầu chuối xuống. Tay còn lại vỗ mạnh vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai 5 cái liên tiếp. Quan sát nếu trẻ đã ọc hết sữa, hít thở được, mẹ cần đưa đến bệnh viện nhanh chóng.

Một cách sơ cứu khác khi các cách trên không phát huy tác dụng đó là ấn ngực. Mẹ đặt bé nằm ngửa, một tay giữ đầu tay còn lại dùng hai ngón trỏ và ngón giữa ấn vào ngực bé để giúp bé hít thở.

Với trường hợp trẻ bị sặc sữa quá nặng bạn vẫn cần thực hiện sơ cứu bằng cách hút sữa, vỗ lưng và ấn ngực liên tục trong quá trình đưa trẻ đi cấp cứu.

Lưu ý quan trọng nhất khi sơ cứu cho trẻ bị sặc sữa là các động tác cần thực hiện một cách nhanh chóng và dứt khoát. Càng nhanh thì mức độ nguy hiểm càng giảm.

Vì sao trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa?

Khi thở, không khí được lấy vào từ mũi và miệng đi qua khí quản, vào ống phế quản rồi đền phổi. Khí quản sẽ có một khe hở với thực quản nơi mà thông qua đó thức ăn sẽ đi từ miệng xuống dạ dày.

Trong khi nuốt, nắp thanh quản hoạt động với chưc năng đóng mở khí quản để ngăn thức ăn hoặc chất lỏng xâm nhập vào đường hô hấp. Nếu nắp thanh quản này đóng không kịp thời thức ăn sẽ đi vào đường thở, chặn dòng chảy của không khí vào phổi và gây nghẹt thở.
Vì vậy, trẻ nhỏ đặc biệt nhất là trẻ sơ sinh rất hay bị sặc sữa do chưa thể kiểm soát được lượng sữa cũng như cách tiết chế, điều phối hoạt động nuốt và thở. Do đó, để giảm bớt tình trạng sặc sữa bố mẹ cần thực hiện những việc sau.

Cho con bú đúng thời điểm

Không nên cho bé bú khi đang khóc hoặc đang cười. Không đợi đến khi con quá đói mới cho bú vì khi khát sữa bé sẽ bú vội vàng nên rất dễ bị nghẹn và sặc sữa. Nhiều mẹ vì muốn con tăng cân mà bắt ép trẻ bú thật nhiều sữa, điều này sẽ khiến dạ dày bé “quá tải” làm trẻ sơ sinh bị nôn trớ, sặc sữa.

Cho trẻ bú đúng tư thế

Nên bồng bé gọn trên tay, người bé nghiêng một góc khoảng từ 30-45 độ để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng sữa chảy xuống dạ dày.

Đối với bé bú bình bạn nên đặt phần đầu bé cao hơn so với thân dưới đồng thời, dốc bình sữa cao (phần núm vú luôn có sữa) để tránh trường hợp bé nuốt quá nhiều không khí vào bụng.

Kiểm soát tốc độ bú

Khi sữa mẹ chảy về quá nhiều hãy dùng hai đầu ngón tay kẹp vào phần đầu ti để hãm lại tốc độ sữa. Nếu dùng bình sữa hãy chú ý lỗ thủng ở đầu núm vú không được quá to.

Giúp bé ợ hơi

Ợ hơi sẽ giúp bé đẩy hết phần không khí bên trong dạ dày ra ngoài, ngăn được tình trạng nôn trớ. Theo đó, sau khi bú xong mẹ hãy bế dựng bé dậy, đầu tựa vào ngực bạn rồi vỗ nhẹ vào lưng bé.

Với những chia sẻ từ bài viết trên hy vọng sẽ cung cấp cho bạn một ít “vốn lận lưng” trong hành trình chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt nhất là những ai lần đầu làm bố, mẹ. Trẻ bị sặc sữa nếu được xử ký đúng cách và kịp thời có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *