Cách tăng sức đề kháng cho trẻ sơ sinh trong tiết giao mùa
Theo các chuyên gia về sức khỏe thì ba nhóm bệnh thường gặp nhất ở thời điểm giao mùa chính là các bệnh lý về hô hấp, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Để tăng cường hệ miễn dịch của bé, dinh dưỡng chính là chiếc chìa khóa vàng mà mẹ không thể bỏ qua trong quá trình nuôi dạy con.
Những bệnh thường gặp lúc giao mùa
Ba nhóm bệnh thường gặp nhất thời điểm giao mùa (cuối mùa khô đầu mùa mưa) là các bệnh hô hấp ở trẻ, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Thời điểm giao mùa từ hè sang thu, nhiệt độ thay đổi bất thường giữa ngày và đêm, có lúc đang nóng đột nhiên chuyển nhanh sang lạnh, cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích ứng kịp.
Không khí cũng khô hơn, từ đó gây ra khô niêm mạc các hốc tự nhiên như miệng, mũi, làm lớp dịch nhày dễ đông vón, hạn chế tác dụng bảo vệ niêm mạc.
Bé dễ bị các bệnh hô hấp, da và dị ứng trong tiết giao mùa
Các bé dễ bị chảy máu cam, viêm mũi cấp và mãn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, cảm cúm… Mẹ cũng nên lưu ý, đây là thời điểm bùng phát mạnh của 3 loại vi-rút cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp.
Không dừng ở đó, các bệnh lý về tiêu hóa cũng rất dễ xuất hiện trong những ngày hè này, nhất là tiêu chảy cấp do virus Rota. Nhóm bệnh lý dị ứng thường gặp như viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), hen phế quản, viêm phế quản…
Cách tăng sức đề kháng cho trẻ bằng dinh dưỡng
Bổ sung nước uống đầy đủ
Uống đủ nước mỗi ngày là việc rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi em bé. Nước sẽ giúp trẻ loại bỏ các chất thừa cũng như độc tố ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường trao đổi chất và giúp tim bơm máu hiệu quả.
Đối với các bé từ 0 – 6 tháng tuổi thì chỉ cần bú sữa mẹ hoặc pha sữa bột theo đúng tỉ lệ hướng dẫn là được. Bé từ 6 – 12 tháng tuổi cần khoảng 200 – 300 ml nước mỗi ngày. Bé từ một tuổi trở lên tùy thuộc vào nhu cầu của bé, nhất là khi bé có thể tự cầm cốc.
Thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn mẹ cần biết
Ăn dặm là cách bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng thực phẩm bên cạnh sữa mẹ và sữa bột. Ở mỗi độ tuổi con sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, hệ tiêu hóa cũng phát triển hơn nên các mẹ cần phải lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé theo từng giai đoạn riêng.
Sữa chua, thần dược cho hệ tiêu hóa của bé
Trong sữa chua chứa nhiều các vi khuẩn có ích từ quá trình lên men. Đường lactose trong sữa được chuyển thành axit lactic tạo môi trường an toàn trong ruột. Nó giúp tránh được tình trạng rối loạn tiêu hóa do thiếu men lactaza tạm thời hoặc bẩm sinh.
Vì thế, ăn sữa chua hàng ngày có thể hạn chế các vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột. Nó giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu các bệnh táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu…
Tăng cường hệ miễn dịch của bé bằng sữa mẹ
Chúng ta biết rằng, trong sữa mẹ có chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó có đủ nguồn dinh dưỡng đủ cung cấp cho bé trong 6 tháng đầu. Ngoài ra sữa mẹ còn là nguồn thức ăn vô khuẩn, sạch sẽ và chứa nhiều chất kháng khuẩn.
Cho bú đầy đủ trong 6 tháng đầu tiên là cách tăng sức đề kháng cho bé tốt nhất
Chính vì thế mà sữa mẹ được coi là đơn thuốc bổ giúp trẻ phòng tránh các bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy… Các bạn nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ kết hợp ăn dặm cho bé đến 24 tháng tuổi là phương pháp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể bé.
Vì những lý do trên, chị em hãy cho bé bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời để giúp con tăng sức đề kháng.
Tăng cường miễn dịch bằng rau củ, trái cây
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những món ăn được chế biến từ rau củ mang đến cho bé lượng chất xơ và prebiotic dồi dào để có đường ruột khỏe mạnh. Nó giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng và đào thải độc.
Ngoài ra, rau củ quả giúp não bộ phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng học hỏi và có chỉ số IQ cao. Các loại trái cây, đặc biệt là trái cây có chứa hàm lượng vitamin C phong phú như cam, chanh, bưởi có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch của bé.
Ăn nhiều trái cây cũng cung cấp cho cơ thể bé một lượng chất xơ tự nhiên rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Thực phẩm nhiều kẽm
Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để duy trì cảm giác về mùi, giúp kích thích phản xạ ăn ngon, đồng thời giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, thịt lợn (nạc vai), nấm, rau chân vịt, ca cao, chocolate, hạt bí, các loại đậu. Các mẹ có thể xay thêm các loại thực phẩm bổ sung cho bữa ăn dặm của bé.
Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm trong thời tiết giao mùa
Một số chú ý cho trẻ khi thời tiết giao mùa
Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần chú ý thêm những vấn đề sau:
- Ngoài ra khi giao mùa từ nóng sang lạnh trẻ dễ mắc các bệnh về tai mũi họng. Cha mẹ nên ủ ấm cơ thể cho bé nhất là phần ngực và tay chân, hạn chế đưa trẻ ra ngoài khi không cần thiết.
- Sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ bởi lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ diệt cả những vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Việc tùy ý dùng thuốc kháng sinh dẫn tới hiện tượng “nhờn” thuốc. Nó làm cơ thể bé không thể chống lại sự xâm nhập của những loại vi khuẩn trong môi trường xung quanh.
- Người lớn nên chú ý, tuyệt đối không nhiệt độ cơ thể trẻ lên quá 38,5 độ. Khi con sốt cao, hãy kịp thời hạ sốt, lấy khăn mặt mát đắp lên trán để làm dịu cơ thể và cho trẻ mặc đồ thoáng.
- Để trẻ nằm phòng thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài trong thời điểm giao mùa, nhắc con rủa tay trước khi ăn và xây dụng cho con một chế độ sinh hoạt lành mạng. Đây đều là những điều cần thiết để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ khi giao mùa.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.