Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: 3 cột mốc quan trọng mẹ bầu cần nhớ!

shape

30 Sep

Julia PhạmSep 30, 2019

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: 3 cột mốc quan trọng mẹ bầu cần nhớ!

Có 3 cột mốc quan trọng để đánh giá cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần mẹ bầu cần nhớ: Tuần thai 12, tuần thai 20 và tuần thai 32.

Nội dung bài viết

  • 1. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: Bé cưng 12 tuần tuổi
  • 2. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: Cột mốc 20 tuần tuổi
  • 3. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 32 tuần

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần là yếu tố quan trọng để xác định liệu em bé trong bụng mẹ có đang phát triển bình thường hay không. Trong mỗi lần siêu âm, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ các chỉ số phát triển của bé cưng. Tuy nhiên, nếu chỉ số cân nặng, chiều cao của bé có xê xích so với chỉ số chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Những con số này chỉ mang tính tham khảo, bởi ngay cả thời gian đầu thai kỳ, khi bé cưng chỉ mới là một bào thai nhỏ xíu, chiều cao và cân nặng thai nhi cũng đã khác nhau.

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: 3 cột mốc quan trọng mẹ bầu cần nhớ!

Cân nặng của thai nhi theo tuần chuẩn nhất với 3 cột mốc: Thai nhi 12 tuần tuổi, thai nhi 20 tuần tuổi và thai nhi 32 tuần tuổi

1. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: Bé cưng 12 tuần tuổi

Cân nặng của thai nhi 12 tuần tuổi là một trong 3 cột mốc quan trọng mẹ bầu cần lưu ý đặc biệt. Không chỉ phản ánh sự phát triển của thai nhi, cân nặng của thai nhi trong giai đoạn này cũng có liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch của trẻ trong tương lai.

Nghiên cứu của các chuyên gia Hà Lan, tiến hành trên gần 1.200 trẻ em trong độ tuổi lên 6 cho thấy, những trẻ có tốc độ tăng trưởng chậm trong 3 tháng đầu thai kỳ thường có lượng mỡ bụng và lượng cholesterol không lành mạnh cao hơn hẳn. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng vì vậy mà cao hơn so với những đứa trẻ khác. Thậm chí, trẻ còn có nguy cơ gặp một vài “sự cố” tim mạch trong những năm đầu đời.

Bà bầu nên làm gì?

Để đảm bảo cho quá trình phát triển của thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường bổ sung a-xít folic, dưỡng chất giúp ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan não và tủy sống. Can-xi, đồng, phốt pho và thiamine cũng là những dưỡng chất tốt cho sự phát triển tim thai mẹ bầu cần lưu ý tăng cường. Ngoài ra, bà bầu cũng nên từ bỏ những thói quen không lành mạnh, ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé như hút thuốc, uống rượu… Đồng thời, hạn chế lượng chất béo tiêu thụ xuống còn khoảng 30% so với tổng lượng calo mỗi ngày.

2. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: Cột mốc 20 tuần tuổi

Thai nhi trước 20 tuần tuổi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều cao được đo từ đầu đến mông. Tuy nhiên, đến tuần thai 20, các bác sĩ có thể đo được chiều dài từ đầu đến gót chân. Nếu như sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu không có sự chênh lệch rõ rệt giữa các tuần, từ tuần thứ 20 trở đi, mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển của bé cưng thể hiện qua chỉ số chiều cao, cân nặng từng tuần. Chẳng hạn, thai nhi 20 tuần tuổi có chiều dài khoảng 16,4cm, cân nặng khoảng 300gr. Thai nhi 21 tuần tuổi có chiều dài 25,6cm, cân nặng khoảng 360gr. Thai nhi 22 tuần có chiều dài khoảng 27,8cm và cân nặng 430gr.

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi: 3 cột mốc quan trọng mẹ bầu cần nhớ!

Bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi chuẩn
Là một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển của riêng mình. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn nhất định được đưa ra để xác định sức khỏe và sự phát triển của con như thế nào. Đó chính là chuẩn cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi.

Tốc độ phát triển của mỗi bé sẽ khác nhau. Vì vậy, mẹ không cần quá lo nếu cân nặng và chiều cao của trẻ có hơi lệch so với chiều cao và mức cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi. Tuy nhiên, trong trường hợp chiều dài thai nhi ngắn hơn mức trung bình 3cm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện một vài xét nghiệm để tìm nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Ngoài nguy cơ suy dinh dưỡng, thai nhi chậm phát triển so với tuổi thai có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến ảnh hưởng trí thông minh.

3. Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi 32 tuần

Thai nhi 32 tuần đã có thể nặng khoảng 1,7kg và có chiều dài tương đương 42,4cm. Từ tuần thai 32, cân nặng của thai nhi sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị cho quá trình chào đời. Trong vòng 7 tuần tiếp theo, cân nặng của trẻ có thể tăng thêm từ 1/3-1/2 trọng lượng khi trẻ chào đời.

Tuy sự phát triển trong giai đoạn này cần thiết, nhưng nếu thai nhi có chiều dài vượt mức so với chiều dài chuẩn 3cm đồng nghĩ với bé cưng đang phát triển vượt mức so với tuổi thai. Điều này có thể gây khó khăn cho mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ. Hơn nữa, thai nhi cũng có nguy cơ mắc phải một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, béo phì, bệnh đường tiêu hóa…

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *