Cẩn thận khi bé con "tung chưởng

shape

30 Sep

Julia PhạmSep 30, 2019

Cẩn thận khi bé con "tung chưởng

Bé của bạn có thường xuyên “tung chưởng” không? Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai nhi là một dấu hiệu thuờng thấy trong suốt thai kỳ. Có bé điềm đạm, nhẹ nhàng. Lại có nhóc siêu quậy, suốt ngày đạp lung tung. MarryBaby sẽ giúp giải mã những cú "kungfu" của bé trong bụng mẹ!

Cẩn thận khi bé con "tung chưởng"

Nhóc nhà bạn có thuờng xuyên “tung chưởng”?

1/ Thời điểm

Bắt đầu từ tuần thứ 8, bé cưng đã có thể nhào lộn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, bạn hầu như không thể cảm nhận được sự chuyển động của con. Đến 3 tháng giữa, những chuyển động này vẫn khá nhẹ nhàng. Tới 3 tháng cuối, bé cưng mới thực sự “hoạt động” trong bụng mẹ. Chuyển động của bé bây giờ đã vô cùng mạnh mẽ.

Để kiểm tra bé cưng có đang hoạt động hay không, bạn nên chọn thời gian mình thực sự thư giãn. Buổi tối khi đang nghỉ ngơi trên giường hoặc đang thư giãn trong bồn tắm chẳng hạn. Khi đang thư giãn hoặc trong không gian yên tĩnh, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi.

2/ Nguy cơ

Nhiều mẹ thậm chí còn chuẩn bị lịch và ghi lại quá trình vận động của thai nhi để đánh dấu và dự đoán hoạt động của bé cho những lần sau. Tuy nhiên cũng vì vậy mà các mẹ lại thường lo lắng về những thay đổi về tần số và thời gian chuyển động của thai nhi.

Với suy nghĩ rằng bé càng chuyển động nhiều càng khỏe mạnh, nhiều mẹ cảm thấy cực kỳ lo lắng nếu không thấy bé di chuyển nhiều trong ngày. Thật ra, trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ di chuyển nhiều là do ngạt thở hoặc bị thiếu oxy do dây rốn quấn cổ bé… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không giải quyết kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.

Cẩn thận khi bé con "tung chưởng"

6 sự thật thú vị về chuyện em bé đạp trong bụng mẹ
Mẹ đã bắt đầu cảm nhận được em bé đạp trong bụng mẹ rồi phải không? Chúc mừng mẹ đến với cột mốc mới trong thai kỳ. Mẹ có bao giờ thắc mắc dấu hiệu đá chân này mang ý nghĩa gì không. Trong khi mẹ hân hoan với cảm giác bé phát triển bên trong, mẹ cũng nên biết những sự thật thú vị về dấu hiệu này.

Nếu lo lắng về tần suất hoạt động của bé cưng, mẹ có thể đến bác sĩ để được tư vấn. Không có một chuẩn mực nào về tần suất chuyển động để đánh giá về sức khỏe của các nhóc. Chỉ có các chuyên gia với những xét nghiệm kỹ càng mới giúp mẹ có câu trả lời chính xác.

>>> Xem thêm thảo luận cùng chủ đề:

  • Thai máy hay cơn gò tử cung
  • Thai 22w bị cơn gò nhiều!

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *