Cẩn thận với "bệnh hôn", bầu nhé!

shape

31 Dec

Cha Mẹ TốtDec 31, 2019

Cẩn thận với "bệnh hôn", bầu nhé!

Bệnh hôn là bệnh gì?

Để mở đầu những điều bà bầu cần biết về căn bệnh này, chúng ta hãy bắt đầu từ tên gọi của nó. Sở dĩ gọi là “bệnh hôn” vì những nụ hôn có thể làm mẹ bầu bị “dính” một chút nước bọt nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Biểu hiện là tình trạng thai phụ không khỏe mạnh, nhiệt độ cơ thể cao và mệt mỏi. Căn bệnh còn có tên gọi khác là sốt tuyến.

Sốt tuyến lây lan do nhiễm vi rút Epstein-Barr (EBV). Ngoài đường nước bọt, bệnh có thể lây lan thông qua:

1. Chia sẻ thức ăn và đồ uống với người bệnh

2. Dùng chung bàn chải đánh răng hoặc vật dụng khác của người bệnh

3. Phơi nhiễm với vi rút trong không khí do người bệnh phát tán qua hắt hơi hoặc ho

Nhận biết bệnh hôn

Những triệu chứng của bệnh sốt tuyến khi mang thai gần giống với một loại viêm nhiễm bất kỳ nào đó. Mẹ bầu mắc bệnh sẽ có những biểu hiện như:

1. Sốt

2. Sưng tuyến hạch

3. Đau họng

4. Cảm thấy rất mệt mỏi

5. Đau vùng bụng trên

6. Chán ăn

7. Vàng da khi nhiễm trùng lan đến gan

8. Sưng lá lách

Cẩn thận với "bệnh hôn", bầu nhé!

Tuy không thực sự nguy hiểm, sức lực của mẹ cũng bị bệnh ảnh hưởng khá nhiều

Chăm sóc khi mẹ bầu mắc bệnh

Tuy không có thuốc đặc hiệu cho EBV nhưng mẹ bầu cũng không cần đến sự chăm sóc quá đặc biệt. Chỉ có một lưu ý là nếu cơn sốt gia tăng, mẹ sẽ cần những biện pháp mạnh tay để hạ nhiệt nhằm bảo vệ an toàn cho thai nhi. Sau đây là một số biện pháp bạn cần thực hiện để có thể hồi phục sớm và nhanh nhất có thể:

1. Uống nhiều nước: Giúp ngăn chặn nguy cơ bị mất nước và mệt mỏi quá độ. Hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Mẹ cũng có thể sử dụng nước ép hoa quả tươi, nó sẽ giúp phục hồi nhanh chóng. Vì căn bệnh có thể gây chán ăn nên mẹ cần lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng thông qua thức ăn lỏng và dễ ăn. Tránh sử dụng những đồ uống có cồn và caffein khi đang bị nhiễm sốt tuyến.

2. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi giúp tăng tốc độ phục hồi của cơ thể sau khi nhiễm bệnh sốt tuyến. Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi buổi tối nếu bị mắc bệnh. Nghỉ ngơi cũng giúp ngăn chặn các tổn thương đối với những cơ quan bị sưng tấy. Tránh hoạt động với cường độ cao mỗi ngày.

Cẩn thận với "bệnh hôn", bầu nhé!

Mẹ bầu ngủ bao nhiêu mới đủ?
Trên lý thuyết, mẹ cần ngủ thêm vài tiếng mỗi đêm và có thêm những giấc ngủ ngắn vào ban ngày trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, thực tế lại không dễ dàng như vậy. Đau lưng, nhức chân, ốm nghén cùng với biết bao lo lắng, trăn trở khiến mẹ bầu khó mà chợp mắt. Phải làm sao đây?

Bệnh hôn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cơ thể các mẹ thường có xu hướng sản sinh ra các kháng thể chống lại sự lây nhiễm của EBV. Các nghiên cứu khám phá ra rằng 95% số người ở tuổi 35 có xu hướng tự sản sinh ra các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi EBV. Vậy nên, nếu cơ thể mẹ có chứa kháng thể chống lại vi rút gây bệnh thì thai nhi cũng có. Và do đó, xác suất để thai nhi phải gánh chịu hậu quả từ những triệu chứng của sốt tuyến sẽ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sốt cao, duy trì ở khoảng 39.44o C liên tục trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh đối với thai nhi sẽ gia tăng. Trong trường hợp này, hãy tìm đến sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Cẩn thận với "bệnh hôn", bầu nhé!

Bí quyết chăm sóc bà bầu khi bị sốt
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ thường giảm đi khiến các vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Trong đó, sốt là một trong những tình trạng cần được xử lý đúng cách. Vì mẹ bầu cần giới hạn việc sử dụng thuốc, phải làm cách nào để hạ sốt hiệu quả?

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *