Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai

shape

30 Nov

Julia PhạmNov 30, 2019

Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai

Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai

Một số loại thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

1/ Động kinh ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Động kinh là bệnh thần kinh khá phổ biến, chiếm khoảng 0,4- 0,5 % dân số. Bệnh gây ra những cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa khắp cơ thể và thường xuyên lặp đi lặp lại. Bệnh động kinh làm ảnh hưởng đến hormone, chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng của nhiều phụ nữ. Vì vậy, khả năng thụ thai của phụ nữ có tiền sử động kinh thường thấp hơn so với những phụ nữ khác.

50% phụ nữ bị động kinh khi mang thai có tần suất các cơn co giật không thay đổi và có hơn 30% các trường hợp tần suất co cơ tăng cao trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, đối với những thai phụ bị động kinh, nguy cơ dị tật bẩm sinh và kém phát triển ở thai nhi khoảng 4-6%, gấp đôi so với bình thường.

Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho bé, mẹ đã biết chưa? Cùng MarryBbay tham khảo những điều sau đây để bảo vệ sức khỏe cho bé ngay từ trong bụng mẹ nhé!

2/ Mẹ bầu nên làm gì khi bị động kinh?

– Bổ sung axit folic và vitamin

Trước khi mang thai 3 tháng và trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể. Axit folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Một số loại thuốc chống động kinh có tác dụng phụ làm giảm lượng vitamin K cơ thể hấp thụ. Vì vậy, bạn có thể xin ý kiến bác sĩ để được uống bổ sung vitamin K trong suốt thai kỳ, nhất là trong những tháng cuối. Thiếu vitamin K là nguyên nhân gây xuất huyết não khi sinh.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm trong thực đơn hằng ngày. Nên tránh caffein, các chất kích thích hoặc những hóa chất độc hại.

Cẩn thận với chứng động kinh khi mang thai

9 nguyên tắc vàng dinh dưỡng cho bà bầu
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu cân đối và ăn uống điều độ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, nhất là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời.

– Siêu âm để phát hiện dị tật bẩm sinh

Tuân thủ lịch hẹn khám thai định kỳ và thực hiện một số siêu âm để kiểm tra dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ bầu nên siêu âm ở tuần thai thứ 12, tuần thai thứ 16 – 18 của thai kỳ và thử alpha-fetoprotein trong máu ở tuần 15-20 của thai kỳ.

– Chuyển sang loại thuốc chống động thai an toàn hơn cho thai nhi

Một số loại thuốc chống động thai có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, khi mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem loại thuốc mình đang dùng có phù hợp với thai kỳ hay không. Tuy nhiên, bạn không được phép tự bỏ thuốc hay giảm bớt liều lượng thuốc.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Mẹ bầu bị thủy đậu dễ sinh con dị tật
  • Một số loại thuốc mẹ bầu cần chú ý khi dùng

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *