Cảnh báo nguy hiểm cơn đau bàn chân và đau gối khi mang thai

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Cảnh báo nguy hiểm cơn đau bàn chân và đau gối khi mang thai

Không gì vui hơn khi cảm nhận sinh linh bé bỏng đang từng ngày lớn lên trong bụng mình một cách khỏe mạnh. Thế nhưng, niềm vui của mẹ đôi lúc chẳng thể trọn vẹn vì những cơn đau bàn chân và đau gối khi mang thai.

Bàn chân và đầu gối là hai bộ phận chịu nhiều áp lực nhất trong thời gian mang thai. Đây là các bộ phận thường xuyên đau nhức và cơn đau tăng dần tỉ lệ với thời gian mang thai. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của mẹ bầu.

Cảnh báo nguy hiểm cơn đau bàn chân và đau gối khi mang thai

Đau chân khi mang thai là dấu hiệu nguy hiểm

Nguyên nhân dẫn đến cơn đau bàn chân và đau gối khi mang thai

Đau chân, đặc biệt là đau bàn chân và đau gối thường xuất hiện vào cuối tam cá nguyệt thứ 2 và đầu tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng đau chân khi mang thai là do sự thay đổi cân nặng và hoóc-môn.

Trong thời gian mang thai, cân nặng của mẹ bầu thường tăng từ 8 đến 12kg. Nếu mẹ mang song thai, cân nặng có thể tăng 15 đến 20kg. Sự thay đổi cân nặng này đã tạo áp lực lên đôi chân và gây ra những cơn đau, đặc biệt là cơn đau bàn chân. Đối với các mẹ mắc chứng bàn chân bẹt, trong thai kỳ sẽ gặp phải triệu chứng nặng hơn.

Bàn chân bẹt là một chứng bệnh đi ngược với tự nhiên. Cơ thể chúng ta cần có vòm bàn chân để giảm áp lực từ mặt đất lên các khớp như cổ chân, đầu gối, hông, thắt lưng. Có thể mẹ đã mắc phải hội chứng này từ nhỏ nhưng chưa để ý đến vì chưa thấy dấu hiệu đau. Tuy nhiên những ảnh hưởng vẫn diễn tiến âm thầm, đến khi mẹ mang thai thì triệu chứng đau xuất hiện đánh dấu giai đoạn phát triển nặng hơn của tật bàn chân bẹt.

 

Cảnh báo nguy hiểm cơn đau bàn chân và đau gối khi mang thai

Mẹ không được chủ quan khi các cơn đau chân liên tục xuất hiện

Bàn chân của các mẹ bầu phải chịu áp lực lớn để nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể đang ngày càng tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển của thai kỳ. Đối với các mẹ mắc chứng bàn chân bẹt, biểu hiện này sẽ nặng hơn vì mất vòm bàn chân chịu lực và giảm xóc khi di chuyển. Lòng bàn chân vì thế chịu toàn bộ phản lực dội lên từ mặt đất khi đi đứng. Thậm chí mẹ còn có nguy cơ bị biến dạng bàn chân gây đau đớn trong thời kỳ mang thai. Chân và đầu gối của mẹ chịu nhiều đau đớn, khó khăn khi di chuyển.

Cảnh báo nguy hiểm đến từ cơn đau bàn chân

Mẹ Thủy Nguyễn (Q.7, TP.HCM) chia sẻ: “Trong thời gian mang thai, bàn chân của tôi đau mỏi liên tục khiến việc di chuyển rất khó khăn, nhất là những tháng cuối, đi đâu cũng phải có người dìu. Ngoài ra, đầu gối cũng rất đau, phải thường xuyên xoa bóp nhưng chỉ đỡ được chút ít. Tôi nghĩ rằng khi mang thai ai cũng đau như mình nên cố gắng chịu đựng nhưng thật may khi ông xã tôi không yên tâm và cương quyết dẫn tôi khám chuyên khoa. Tôi đã được bác sĩ chữa giảm đau hẳn, thuận lợi mang thai những tháng cuối.”

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ chia sẻ, việc xác định nguyên nhân gây nên những cơn đau của mẹ là thiết yếu trong việc đưa ra phác đồ điều trị chính xác. Đối với thai phụ có triệu chứng đau chân hay đầu gối, phần đông họ đều gặp chứng bàn chân bẹt khiến cấu trúc bàn chân bị sai lệch.

Giải thích thêm, các bác sĩ cho biết bàn chân của chúng ta có nhiều dây chằng, chúng có nhiệm vụ hỗ trợ vòm chân, giúp duy trì cấu trúc chân bình thường. Sự thay đổi một số hoóc-môn trong quá trình mang thai có ảnh hưởng đến cấu trúc các bộ phận khác được làm bằng collagen, bao gồm dây chằng và dây chằng ở bàn chân. Điều này khiến triệu chứng của tật bàn chân bẹt vốn có càng nặng hơn. Điều này cộng với trọng lượng cơ thể mẹ tăng tạo thêm áp lực lên bàn chân. Đây là lý do nhiều mẹ bầu nhận thấy chân mình dài hơn hay mập hơn trong thời gian mang thai và phải thay đổi giày liên tục.

Điều trị đau bàn chân trong thai kỳ như thế nào?

Bàn chân là nền tảng quan trọng của cơ thể với chức năng giữ thăng bằng và nâng đỡ toàn bộ trọng lương cơ thể. Để bảo vệ bàn chân tránh xa các nguy cơ gây ra tổn thương, mẹ cần đảm bảo:

  • Mang giày chất lượng tốt nhằm bảo vệ vòm bàn chân
  • Không đứng lâu
  • Nghỉ ngơi bất kỳ khi nào bàn chân cảm thấy mỏi
  • Vận động nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga bầu
  • Massage chân thường xuyên

Nếu các cơn đau của mẹ vẫn không thuyên giảm thì mẹ hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ nhé. Xác định chính xác nguyên nhân gây nên cơn đau sẽ giúp mẹ có liệu trình điều trị phù hợp.

Tại ACC, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là liệu trình được các bác sĩ chỉ định điều trị tật bàn chân bẹt cho mẹ bầu. Phương pháp này vừa hiệu quả vừa an toàn khi không dùng thuốc, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay thai nhi.

Cảnh báo nguy hiểm cơn đau bàn chân và đau gối khi mang thai

Bác sĩ tại ACC tư vấn những nguyên nhân gây đau bàn chân cho mẹ bầu

Ngoài ra, các bác sĩ tại ACC còn vận dụng phương pháp chỉnh nắn giúp trả lại cấu trúc xô lệch của bàn chân và đầu gối. Đồng thời kết hợp điều trị với các thiết bị vượt bậc như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV giúp tái tạo các mô tổn thương, đẩy nhanh quá trình làm lành. Để rút ngắn thời gian điều trịmẹ còn được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thêm băng dán RockTape tại nhà. Giúp cố định cơ, giảm đau nhanh chóng, rút ngắn thời gian điều trị. Các phương pháp này hoàn toàn an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Đau bàn chân và đau gối khi mang thai kéo dài, có thể lấy đi phần nào hạnh phúc trong giai đoạn thai kỳ của bạn. Phòng ngừa và điều trị sớm là điều cần thiết để mẹ có một thai kỳ khỏe mẹ nhé!

Ưu đãi hấp dẫn, đừng bỏ lỡ!

Phòng khám ACC giảm giá 5% trên tổng hóa đơn cho mỗi lần điều trị, cơ hội chỉ dành riêng cho độc giả MarryBaby. Chương trình áp dụng đến hết ngày 31-12-2017, tại tất cả các chi nhánh.

·         Phòng khám tại Hà Nội: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng

·         Phòng khám tại Quận 3, TP.HCM: 161 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

·         Phòng khám tại Quận 5, TP.HCM: 133 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ [email protected] để nhận được giải đáp nhanh nhất Mẹ nhé

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *