Cảnh báo sức khỏe "cô bé" khi mang thai

shape

31 Dec

Khanh ElisaDec 31, 2019

Cảnh báo sức khỏe "cô bé" khi mang thai

Cảnh báo sức khỏe "cô bé" khi mang thai

Chăm sóc và vệ sinh vùng kín giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng

1/ Ngứa ngáy khó chịu
Cảm giác ngứa ngáy như có kiến bò liên tục làm bạn khó chịu? Nếu gặp triệu chứng này, đều tiên, bầu nên xem lại loại nước vệ sinh phụ nữ mình đang dùng, có thể bạn đang bị dị ứng với một thành phần nào đó trong sản phẩm. Ngoài ra,  theo các chuyên gia, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men.

2/ Có mùi khó chịu
Nếu đột nhiên “cô bé” nặng mùi một cách bất thường, bầu có thể đang chịu sự tấn công của các loại vi khuẩn hoặc do trùng roi trichomoniasis gây nên tình trạng viêm âm đạo, một trong những bệnh viêm nhiễm khi mang thai khá phổ biến.

3/ Nhân tố bất thường 
Do lông mọc ngược vào da, nên “cô bé” của bạn có thể xuất hiện một vài đốm mụn hoặc khối u nhỏ. Không cần quá lo lắng đâu nhé! Theo các bác sĩ chuyên khoa, những khối u nhỏ này có thể điều trị bằng cách ngâm nước ấm và kem đặc trị. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau nhức, bầu nên đi khám phụ khoa ngay. Đây có thể là dấu hiệu cô bé đang bị nhiễm trùng.

4/ Đau buốt khi đi tiểu
Ngoài cảm giác đau rát khi đi tiểu, bầu có nhận thấy nước tiểu có màu đục, và có mùi hôi? Những triệu chứng trên là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị viêm nhiễm đường tiết niệu, khá nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Viêm đường tiết niệu khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi như sinh non, sinh thai nhẹ cân…

Cảnh báo sức khỏe "cô bé" khi mang thai

Viêm đường tiết niệu, bầu nên ăn gì?
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu nên áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học để giảm đáng kể sự phát triển của bệnh, bảo vệ sự an toàn cho bé con trong bụng.

5/ Huyết trắng bất thường
Do sự thay đổi hoóc-môn khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có xu hướng sản xuất ra một lượng huyết trắng nhiều hơn, và mẹ không cần quá lo lắng về chuyện này. Tuy nhiên, nếu huyết trắng nhiều, kèm theo mùi khác lạ, bầu nên đi khám ngay. “Cô bé” đang gặp vấn đề rồi đấy!

6/ “Thiếu nước”
Không chỉ xuất hiện ở những phụ nữ lớn tuổi, mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng khô âm đạo tại một thời điểm bất kỳ trong giai đoạn mang thai của mình. Nếu tình trạng có xu hướng kéo dài gây khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng, bầu nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Cảnh báo sức khỏe "cô bé" khi mang thai

Chăm sóc "cô bé": 4 nguyên tắc đừng quên
Không chỉ là vùng đặc biệt nhạy cảm trên cơ thể người phụ nữ, "cô bé" là trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa coi trọng đúng mức việc vệ sinh vùng kín đúng cách. Chỉ cần 4 lưu ý đơn giản, bạn đã tránh cho mình khỏi nguy cơ nhiễm...

7/ Đau khi quan hệ

Cảm giác đau sâu trong cô bé, đặc biệt lúc đang “chiến đấu” rất có thể là dấu hiệu của viêm màng dạ con hoặc u nang buồng trứng. Với những trường hợp này,  bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ phụ khoa càng sớm càng tốt. Đừng ngại mà làm hại cho sức khỏe mẹ lẫn con, bầu nhé!

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Triệu chứng cho biết bạn bị viêm nhiễm âm đạo
  • Bị viêm nhiễm vùng kín khi đang mang thai phải làm sao?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *