Cảnh giác nhau bong non trong thai kỳ

shape

30 Nov

Khanh ElisaNov 30, 2019

Cảnh giác nhau bong non trong thai kỳ

Cảnh giác nhau bong non trong thai kỳ

Hút thuốc khi mang thai là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhau bong non

1/ Hiện tượng bong nhau thai

Với thai nhi dưới 20 tuần, hiện tượng bong nhau thai có thể được xem là một trong những tình trạng dọa sảy thai. Khi thai lớn hơn 20 tuần, tình trạng bóc tách này được gọi là nhau bong non. Mức độ nguy hiểm sẽ tùy thuộc vào độ bóc tách và số tuổi của thai nhi. Đối với những trường hợp bóc tách 10%, khả năng dưỡng thai khá cao. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ bóc tách ở 3 tháng đầu là 30%, nguy cơ sảy thai của bạn là 50%.

Triệu chứng thông thường:

– Chảy máu âm đạo, một vài trường hợp mẹ bầu sẽ không nhận thấy hiện tượng ra máu một cách rõ ràng

– Chuột rút, đau bụng hoặc đau lưng

– Co thắt thường xuyên, có một cơn co liên tục không có điểm dừng

Cảnh giác nhau bong non trong thai kỳ

Những bất thường nhau thai cần lưu ý
Nhau thai được hình thành ngay khi trứng rụng, là nơi cung cấp oxy và dưỡng chất cho bé. Vì thế, việc theo dõi nhau thai là điều rất quan trọng để nhận biết những dấu hiệu lạ có thể xảy ra. Nhau thai bất thường sẽ dễ gây sảy thai, thậm chí tăng nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con.

2/ Nguyên nhân bong nhau non

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bong nhau non ở bà bầu

– Có tiền sử bong nhau non

– Bệnh huyết áp mãn tính hoặc có tình trạng cao huyết áp trong thai kỳ

– Có tình trạng bị rối loạn đông máu

– Có tình trạng bất thường về nước ối

– Uống quá nhiều rượu hoặc có sử dụng các loại chất kích thích khác như thuốc

– Những vấn đề bất thường với tử cung như u xơ tử cung, u nang tử cung

Cảnh giác nhau bong non trong thai kỳ

Các trường hợp nhau bong non

3/ Làm gì khi bị nhau bong non?

Trong các trường hợp nhau bong non sẽ không có hướng điều trị cụ thể, tất cả đều phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như tình trạng bóc tách của bánh nhau. Không có cách giúp bạn phục hồi tình trạng của nhau thai. Các bác sĩ chỉ có thể giúp bạn đưa ra những giải pháp ngăn chặn nhau không tách thêm.

Nếu gặp tình trạng nhau bong non gần ngày dự sinh, bạn có thể sẽ phải sinh con trước thời hạn, ngay cả khi tình trạng bóc tách nhau rất ít. Nếu đang có dấu hiệu chảy máu nặng, hoặc bé cưng đang có tình trạng thiếu oxy, bạn có thể sẽ phải sinh mổ.

Cảnh giác nhau bong non trong thai kỳ

Xơ hóa bánh nhau có phải mối nguy?
Canxi hóa bánh nhau còn được ghi trên kết quả siêu âm là "xơ hóa bánh nhau". Đây là hiện tượng lắng đọng canxi giữa bánh nhau và cơ tử cung. Phần lớn trường hợp, đó là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa.

Những trường hợp bóc tách nhau nhưng chưa đến ngày sinh, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn và theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé vẫn đang ổn định. Nếu bé phải sinh sớm, bác sĩ có thể tiêm thuốc hỗ trợ sự phát triển phổi và ngăn chặn một số nguy cơ thường gặp đối với những trường hợp sinh non.

Đối với những trường hợp bong nhau thai 3 tháng đầu, thai nhi vẫn phát triển bình thường, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều, có thể dùng thuốc hạn chế co bóp tử cung và bổ sung nội tiết tố. Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Tránh căng thẳng lo lắng và kiêng quan hệ trong 3 tháng đầu.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Xuất huyết khi mang thai
  • Hạn chế nguy cơ sinh non

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *