Cảnh giác với nhiệt độ cơ thể khi mang thai
Thời gian tốt nhất để xác định nhiệt độ trung bình của cơ thể là vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường. Để có kết quả phù hợp, bạn nên đo nhiệt độ trung bình của cơ thể hàng ngày tại cùng một thời điểm. Nhiệt độ trung bình cơ bản đối với con người là 37 độ C.
Nếu bạn nhận thấy một sự gia tăng nhiệt độ cơ thể hai tuần sau khi trứng rụng, rất có thể bạn đã thụ thai. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai trước cả dấu hiệu trễ chu kỳ. Mặc dù mang thai ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, nhưng đây chỉ là triệu chứng trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Mẹ bầu nên cảnh giác các trường hợp cơ thể đột ngột tăng nhiệt độ
1/ Nguyên nhân tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai
Có hai nguyên nhân dẫn đến sư gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai. Đầu tiên là sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất. Cơ thể tự nhiên nhận ra bây giờ phải chăm sóc cho cả hai và nó phải hoạt động nhiều hơn.
Một lý do khác là sự thay đổi hormon trong cơ thể mẹ bầu. Những thay đổi nội tiết tố dẫn đến hiệu ứng tương tự như nóng bừng nên tăng nhiệt độ trung bình của cơ thể.
2/ Nhiệt độ cơ thể khi mang thai tăng cao như thế nào?
Sự gia tăng sẽ không quá cao và bình thường nhiệt độ cơ thể sẽ chỉ tăng 0,5 độ C. Ví dụ nhiệt độ trung bình của bạn là 37 độ C, nó sẽ tăng đến 37,5 và gia tăng này có thể tiếp tục trong những tháng đầu của thai kỳ. Nếu bạn không có thai, nhiệt độ của bạn sẽ giảm xuống bình thường trong thời kỳ kinh nguyệt.
Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh tật. Nếu nhận thấy có dấu hiệu sốt và bắt đầu cảm thấy rất uể oải, bạn cần phải gọi bác sĩ.
Alô, bác sĩ ơi!
Mỗi giai đoạn mang thai sẽ có những thời điểm bạn phải đến “thăm hỏi” bác sĩ. Đa số các xét nghiệm để bảo đảm tình trạng phát triển của bé và mẹ hoàn toàn bình thuờng. Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai, MarryBaby sẽ mách bạn một vài thời điểm quan trọng nhé!
Đôi khi, nhiệt độ cơ thể của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi lối sống và các hoạt động bạn tham gia khi mang thai. Mất ngủ, căng thẳng, tập thể dục, đồ uống có chứa cafein và thời tiết nóng ẩm đều có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của bạn.
3/ Nên làm gì để hạn chế nhiệt độ cơ thể tăng cao?
Bạn nên cách xa khu vực nhiệt độ cao, môi trường ẩm ướt như phòng tắm hơi và bồn tắm nước nóng. Mặc quần áo thoáng mát thích hợp và tập thể dục nơi thoáng đãng. Tránh các đồ uống có chứa caffeine như cà phê và tham gia các hoạt động như yoga để giảm bớt căng thẳng.
Kiến thức sơ đẳng bầu cần biết
Mang thai cũng là một công việc, và để thành công, ít nhất, bạn cần đảm bảo mình đã có đủ những kiến thức cơ bản nhất. Đừng bỏ qua những điều sau đây để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ nhé!
4/ Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Khi nhiệt độ cơ thể cao đột ngột. Sốt vượt quá 38 độ C, có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Sốt kèm theo các triệu chứng như đau khớp và phát ban có thể là một dấu hiệu của parvovirus, toxoplasma và cytomegalovirus. Đây là một trong những thủ phạm chịu trách nhiệm gây điếc bẩm sinh ở thai nhi. Thật không may, nó không phải là hiếm và điều quan trọng là bạn đi khám bác sĩ ngay lập tức khi bạn gặp các triệu chứng giống như cúm, bệnh đường hô hấp và đau khớp. Ngoài ra, nên tiêm vắc-xin hàng năm đều đặn.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.