Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến con trẻ ra sao?

shape

31 Oct

Julia PhạmOct 31, 2019

Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến con trẻ ra sao?

Cảm giác mất mát, bị ruồng bỏ
Khi bố mẹ ly dị, đứa trẻ buộc phải sống với một trong hai người. Dù ở vào lứa tuổi nào, đứa con cũng sẽ có cảm giác mất mát và thiếu thốn về mặt chăm sóc tinh thần. Tệ hơn, bé có thể cảm thấy bị ruồng bỏ nếu người bố hoặc mẹ còn lại không thường xuyên ghé thăm, hỏi han. Những trò chơi hay thói quen trước đây với bố hoặc mẹ sẽ không còn nữa, thay vào đó sẽ là một cảm giác trống vắng và hụt hẫng trong tâm hồn non nớt của trẻ.

Tính tình thất thường, hung hăng
Không phải ngẫu nhiên khi sự phát triển tâm sinh lý của bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều cần sự giáo dục mang tính cương nhu tuỳ lúc của bố mẹ (mỗi người giữ một vai trò nghiêm khắc và dỗ dành nhất định). Với những gia đình chỉ còn một bố hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn này sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Hệ quả dễ thấy là có những bé trở nên hung hăng, hiếu chiến trong khi những trẻ khác có thể rụt rè và tự ti trước cuộc sống.

Ảnh hưởng việc học hành
Với nhiều gia đình, sự kiện ly hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc “vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường. Ngoài ra, những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng. Theo thống kê của Hội Nghiên cứu Trẻ em Quốc gia của Mỹ (National Survey of Children) đối với trẻ trong các gia đình ly dị, trung bình 15% trẻ bị ức hiếp ở trường; 13% bé sẽ bỏ học giữa chừng và có đến 60% các trẻ sẽ học hành sa sút so với khả năng học vấn của bố mẹ chúng.

Tỷ lệ hôn nhân đổ vỡ tăng cao
Khi bố mẹ không còn giải pháp nào khác ngoài việc ly dị, ắt hẳn không ai muốn con cái mình sẽ đi theo “vết xe đổ” này. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chuyên khoa Gia đình & Người Tiêu dùng thuộc Đại học Utah (Hoa Kỳ), những cặp vợ chồng trong đó bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ trước đây đã từng ly dị thì khả năng “lịch sử ly hôn” lặp lại là rất cao, lên đến 2 lần. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 3 lần nếu cả hai vợ chồng đều là con của những gia đình ly dị trước đây.

Cha mẹ ly dị ảnh hưởng đến con trẻ ra sao?

Trước sự ly hôn của cha mẹ, con cái sẽ chịu ảnh hưởng tinh thần rất lớn

Nên làm gì với con?
Trước những quyết định của người lớn, trẻ con cũng chịu những tổn thất tinh thần nhất định. Để giảm thiểu sự tổn thương này cho con, bạn nên:

  • Thẳng thắn nhưng nhẹ nhàng cho con biết tình trạng chia xa của bố mẹ.
  • Hỏi ý kiến của con muốn sống với ai và tuyệt đối tôn trọng quyết định ấy.
  • Người không trực tiếp nuôi dưỡng con nên thường xuyên ghé thăm và chu cấp đầy đủ.
  • Tránh mọi sự biến đổi về sinh hoạt hàng ngày. Hãy để mọi thứ diễn ra bình thường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Dần dần trẻ sẽ quen bầu không khí đó.

Để ý hơn đến những mối quan hệ xã hội của con ở trường và các sân chơi để có sự can thiệp kịp thời trước những hành động/lời lẽ gây tổn thương cho con liên quan đến vấn đề ly hôn của bố mẹ.

Hôn nhân là một trong những vấn đề hệ trọng nhất của một đời người. Trong đó, con cái chính là một trong những điều quan trọng nhất của cả cuộc đời bố mẹ. Với những thông tin trên, MarryBaby hi vọng bạn sẽ thận trọng và cân nhắc hơn mỗi khi trong đầu nảy ra hai chữ “ly dị”, bạn nhé!

Trang Vàng

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *