Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Sự chờ đợi "khôn ngoan

shape

01 Oct

Julia PhạmOct 01, 2019

Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Sự chờ đợi "khôn ngoan

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, chỉ với 1 động tác nhỏ là kẹp và cắt dây rốn muộn từ 3-5 phút sau sinh có thể tạo nên một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn sau, nhất là đối với sự phát triển não bộ

Từ trước đến nay, việc kẹp và cắt dây rốn trẻ sơ sinh luôn được bác sĩ và nữ hộ sinh thực hiện ngay khi vừa đón con chào đời, và hành động cắt dây rốn được xem như một “nghi thức” kết thúc quá trình chuyển dạ và sinh con của mẹ bầu. Tuy nhiên, dường như quan niệm này đang dần bị thay đổi, khi mà nhiều nhà khoa học đang cảnh báo về việc cắt dây rốn quá sớm có thể “gây hại” cho sự phát triển của trẻ.

Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Sự chờ đợi "khôn ngoan"

Mẹ có đang tước đi những “quyền lợi” mà con đáng được hưởng?

1/ Ảnh hưởng khả năng vận động

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), cắt dây rốn cho trẻ ngay sau khi sinh đồng nghĩa với việc bạn đã tước mất “cơ hội” nhận đầy đủ các tế bào gốc “tự nhiên” từ mẹ truyền sang, và điều này dẫn đến nhiều “thiệt thòi” cho bé.

Nghiên cứu cho thấy rằng, mặc dù có sự phát triển tổng thể như nhau, nhưng những bé 4 tuổi được kẹp dây rốn trong ba phút sau khi sinh có kỹ năng vận động tốt hơn so với những bé có dây rốn được cắt ngay trong vòng mười giây sau khi chào đời.

Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Sự chờ đợi "khôn ngoan"

Kích thích sự phát triển giác quan của trẻ sơ sinh
Với bé con mới sinh của bạn, thế giới là một tổng thể những điều mới mẻ, lạ kỳ từ âm thanh, hình ảnh đến hương vị, cảm xúc. Không như người lớn, bất cứ thứ gì trẻ sơ sinh tiếp xúc lúc này đều xinh đẹp và hoàn hảo. Vậy làm sao để mẹ giúp bé tận hưởng và trải nghiệm những cảm giác đầu đời đẹp đẽ...

2/ Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học Thụy Sỹ cũng chứng minh rằng, việc cắt dây rốn trẻ sơ sinh quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sau này của bé. Các chuyên gia tin rằng, 1/3 khối lượng máu của bé sau khi sinh ra vẫn còn nằm trong nhau thai, và nhờ việc cắt dây rốn chậm, bé có thể nhận đủ lượng máu cần thiết thông quan dây rốn.

Một nhóm nghiên cứu tại trường Đại học South Florida cũng chỉ ra rằng, việc chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ở trẻ em mà còn giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể bé diễn ra tốt hơn.

Chậm cắt dây rốn trẻ sơ sinh: Sự chờ đợi "khôn ngoan"

Nguyên nhân trẻ dưới 2 tuổi thiếu máu thiếu sắt
Trẻ dưới 2 tuổi rất dễ mắc chứng thiếu máu thiếu sắt bởi 4 nguyên nhân liệt kê sau đây. Mẹ nên tham khảo để ngăn ngừa bệnh, giúp con phát triển toàn diện nhất trong những năm đầu đời.

3/ Tác động đến sự phát triển não bộ

Theo ý kiến của Tiến sĩ Ryan McAdams, một bác sĩ chuyên khoa về trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng Seattle, bắt đầu cuộc sống với đủ lượng sắt có thể thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn và giúp phát triển thần kinh. Vì vậy, sự gia tăng khối lượng chất sắt cho cơ thể từ việc cắt dây rốn chậm rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nhất là đối với sự phát triển não bộ của bé.

Mặc dù được sự khuyến khích của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc cắt dây rốn chậm cho trẻ sơ sinh vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các bệnh viện và các chuyên gia y tế. Phần lớn các bệnh viện sản khoa trên thế giới vẫn đang cắt dây rốn từ rất sớm. Vì vậy, những mẹ bầu muốn trì hoãn thời gian cắt dây rốn cho con, nên nói chuyện trước với bác sĩ sản khoa của mình trước khi sinh để xem xét lại chính sách của bệnh viện và có kế hoạch cho việc này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Bí quyết của người mẹ sinh con là thần đồng
  • Kiêng cữ cần thiết cho mẹ khi sinh con

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *