Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu: Ăn gì, kiêng gì?

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu: Ăn gì, kiêng gì?

Dù là sinh con đầu lòng hay đang mang thai con rạ, dinh dưỡng trong thời gian những tháng đầu tiên luôn rất quan trọng. Nếu là con so, những yếu tố như chế độ ăn của bà bầu tháng đầu như thế nào, cân nặng của thai nhi từng tháng ra sao… thường khiến mẹ lo lắng hơn.

Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu

Tháng đầu thai kỳ là giai đoạn mẹ bầu có sự biến đổi mạnh mẽ về nội tiết tố gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải và chán ăn. Đó là hiện tượng ốm nghén. Nhưng đây cũng là giai đoạn quan trọng với bào thai. Nếu không chú ý giữ gìn sẽ dẫn đến những điều đáng tiếc. Trong danh mục những điều cần lưu ý, chế độ ăn chế độ dinh dưỡng trong thời điểm này đứng hàng đầu.

Khi mang thai, ngay từ những ngày đầu, mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chính bao gồm: Chất bột, chất đạm, chất  béo, vitamin và khoáng chất. Cụ thể: Cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo. Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic hay thực phẩm giàu folic vì dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Với những mẹ bị ốm nghén, thường xuyên nôn và buồn nôn sau khi ăn, cần chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Tuy cảm thấy khó chịu khi ngửi mùi đồ ăn, và ăn cũng “cho ra hết” nhưng mẹ vẫn cần ăn đủ và tránh bỏ bữa.

Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu: Ăn gì, kiêng gì?

Tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ cần đặc biệt chú ý chế độ ăn uống và việc đi lại

Mẹo nhỏ để duy trì chế độ ăn của bà bầu tháng đầu hiệu quả chính là: Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Mẹ cũng có thể để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô để ăn khi thèm.

Sữa ít béo, ít đường và các chế phẩm từ sữa  sẽ là “cứu cánh” cho chế độ ăn đủ dinh dưỡng của mẹ bầu tháng đầu. Mẹ cũng nên chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa như trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu… kết hợp ăn tinh bột.

Tháng đầu tiên mẹ không cần tăng cân quá nhiều, chỉ khoảng từ 0,9kg tới 1kg là được. Riêng với mẹ béo phì thì tránh tăng cân.

Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu: Ăn gì, kiêng gì?

Những điều nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian dễ xảy ra những biến chứng nhất vì đây là khoảng thời gian thai nhi mới bắt đầu hình thành và các mẹ nhiều khi vẫn chưa có kinh nghiệm chăm sóc bản thân, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ. Danh sách sau đây giúp bạn nhận diện những việc làm có thể...

Nhóm thực phẩm cần tránh

Ngay khi thấy những dấu hiệu nhận biết có thai, mẹ đã cần phải tránh xa những thực phẩm có nguy cơ gây nguy hiểm cho thai nhi. Cụ thể:

– Không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao như cá thu, cá mập, cá kiếm vì có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.

– Những thực phẩm có khả năng gây động thai sinh nong như đu đủ xanh, táo mèo, long nhãn, đào, gừng, ớt, rau sam…

– Loại bỏ nhóm thức ăn chứ nhiều vi khuẩn và mâm bệnh như củ, quả mọc mầm, các sản phẩm sữa, bơ, phomat chưa qua tiệt trùng; cá, thịt, trứng còn tái; thức ăn ôi thiu, mốc, có mùi lạ…

– Thức uống có cồn cũng gây hại trực tiếp cho sức khỏe thai nhi, có thể làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.

– Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần hạn chế đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain vì có thể gây hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.

Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu: Ăn gì, kiêng gì?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
Bên cạnh các buổi khám thai, lịch tiêm phòng cho bà bầu là điều thai phụ không thể quên để bảo vệ mẹ và bé. Tiêm phòng đúng lịch sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Mẹ bầu đã biết rõ về các mũi tiêm phòng cho bà bầu này?

Mẹ mang thai tháng đầu cần lưu ý

Những kiến thức về thai kỳ ngoài việc tìm hiểu từ các kênh thông tin khoa học hiện đại, nhiều mẹ cũng tin theo các mẹo dân gian. Tương truyền từ xưa đến nay, phụ nữ mang thai trong thời kỳ thai nghén phải ăn một số thực phẩm có lợi như trứng ngỗng, cá chép… và kiêng một số thực phẩm như  ăn rau ngót, măng, ốc…

Tuy nhiên, về bản chất, khoa học hiện đại đã chứng minh mỗi thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng nhất định, nếu ăn ở mức điều độ thì đều có lợi chco mẹ bầu. Ăn kiêng hay ăn quá nhiều thực phẩm có lợi sẽ khiến mẹ “thừa chất này, thiếu chất kia”, mất cân bằng dinh dưỡng.

Ví dụ: Ăn 7 trứng ngỗng sẽ sinh con trai, ăn 9 trứng ngỗng sinh con gái, muốn con thông minh, mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng…Tuy nhiên trứng ngỗng tuy giàu protein hơn trứng gà nhưng đổi lại lượng lipit cao hơn. Hàm lượng vitamin A, rất cần cho phụ nữ mang thai, ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà.

Chế độ ăn của bà bầu tháng đầu cần cẩn trọng ngay từ khi biết minh mang thai. Những gìn giữ nho nhỏ sẽ giúp cả mẹ và bé khỏe mạnh cho tới khi bé chào đời.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *