Cho bé ăn dặm: Bí quyết chọn món để tập nhai

shape

29 Feb

Martin NguyenFeb 29, 2020

Cho bé ăn dặm: Bí quyết chọn món để tập nhai

Trải nghiệm về kết cấu thức ăn

Hầu hết các bé bắt đầu làm quen với đồ ăn dặm khi được 6 tháng. Khi đưa thức ăn vào miệng bé, con sẽ cảm nhận được hương vị, kích thước, kết cấu, hình dạng và nhiệt độ của thức ăn. Các hoạt động của miệng sẽ cho bé những trải nghiệm đầu tiên đối với những loại thức ăn có độ thô nhất định và đòi hỏi lưỡi phải hoạt động nhiều hơn. Những bà mẹ lựa chọn cho bé ăn dặm bằng phương pháp bé tự chỉ huy sẽ thấy rõ quá trình trải nghiệm này nhất.

Cho bé ăn dặm: Bí quyết chọn món để tập nhai

Quá trình cho bé ăn dặm không chỉ là giới thiệu thực phẩm dạng đặc mà còn là hành trình khám phá các loại kết cấu thực phẩm khác nhau

Chúng ta thường thấy những bé lớn thực hiện cử động nhai để nghiền những miếng lớn thực phẩm thành mảnh vụn và nuốt dễ dàng. Nhưng đây không phải là tất cả những gì mà bé cần để nhai thức ăn. Có lẽ bạn không nhận ra rằng, các bé cần phải biết cách gom tất cả các mảnh thức ăn trong miệng lại để nuốt vào. Nếu bé không biết bước này thì việc nhai thực phẩm cũng vô ích. Để khuyến khích con trong quá trình cho bé ăn dặm, hãy chọn những thức ăn có kết cấu thích hợp, không quá mềm, không quá cứng hay quá to, quá mịn theo từng lứa tuổi của bé.

Khi nào bé có thể ăn thức ăn thô?

Thông thường, các bé sẽ sẵn sàng cho thức ăn dạng thô, có kết cấu viên hay miếng nhỏ vào khoảng 8 tháng. Khi cho bé ăn dặm ở giai đoạn này, bạn cần chú ý rằng bé đã có thể ngồi vững. Đây là tư thế thích hợp để nhai và nuốt thức ăn. Việc bé ngồi vững cũng là dấu hiệu báo với bố mẹ rằng, bé đã sẵn sàng để thử các kỹ năng mới. Các kỹ năng của miệng, hàm sau một thời gian tập ăn dặm cũng đã đủ khéo léo để xử lý những miếng thức ăn to hơn so với trước đây, cho phép bé ăn một cách thành thạo hơn.

Cho bé ăn dặm: Bí quyết chọn món để tập nhai

Hãy cho bé ăn dặm bằng một thực đơn đa dạng để con làm quen với các loại kết cấu thực phẩm khác nhau

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, bạn chỉ cho bé những thức ăn mịn, loãng thì đến giai đoạn này đã có thể đổi sang thức ăn lợn cợn, kết cấu đặc hơn. Sự gia tăng độ lợn cợn qua thời gian sẽ giúp bé nhận thức tốt hơn về kết cấu thức ăn và kích thích sự vận động của hàm, lưỡi để phối hợp nhai – nuốt. Tuy nhiên, ở thời điểm này bé vẫn chỉ nên ăn những món mềm, có thể nghiền được bằng tay. Điều này không chỉ giúp hạn chế tai nạn hóc, nghẹn mà còn giúp bé ăn uống dễ dàng, ăn được nhiều hơn.

Phát triển kỹ năng nhai – nuốt phối hợp

Khi các bé bắt đầu bước vào giai đoạn tập đi, khả năng phối hợp nhai và nuốt thức ăn của bé sẽ phát triển hơn trước đây. Bé đã có thể đưa thức ăn từ giữa sang hai bên lưỡi, nhai và đưa trở lại phần giữa lưỡi một cách dễ dàng. Nếu bé cảm thấy chưa sẵn sàng để nuốt, thức ăn sẽ lại được đưa về hai bên cạnh của lưỡi để tiếp tục nhai. Khi được 2 hay 3 tuổi, bé có thể di chuyển thực phẩm từ bên này sang bên kia khoang miệng một cách dễ dàng và có thể vừa nhai vừa đảo thức ăn trong miệng một cách hết sức tự nhiên. Trong con mắt của người lớn thì tất cả những hoạt động này chỉ đơn giản là “nhai” mà thôi. Với lịch trình phát triển này, bạn chỉ cần tăng dần độ cứng, thô của thức ăn từ khi bé được 8 tháng. Hãy bắt đầu với những món rau củ và mở rộng thực đơn của bé bằng các loại thịt, cá… cho đến khi bé có thể ăn cùng loại thức ăn với người lớn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *