Cho bé ăn dặm: "Cuộc chiến" của 2 thế hệ

shape

29 Feb

Julia PhạmFeb 29, 2020

Cho bé ăn dặm: "Cuộc chiến" của 2 thế hệ

Cho bé ăn dặm: "Cuộc chiến" của 2 thế hệ

Ngay trong cùng một gia đình, cách cho bé ăn dặm của ông bà, bố mẹ cũng có sự khác biệt.

1/ Dùng nước hầm xương cho bé ăn dặm

Chị Phương Thanh (quận 8, Tp.HCM) cho biết: “Con mới 4 tháng mình đã phải đi làm lại nên để bé ở nhà với bà nội. Khi mình chuẩn bị đồ ăn dặm cho con theo kiểu Nhật, tức là cho bé ăn riêng từng loại thức ăn thì bà cho là vớ vẩn. Sau đó bà tự ý mua xương về hầm để pha với bột ăn liền cho cháu. Không biết có phải vì lí do đó hay không mà con mình bây giờ khó ăn kinh khủng, đút cái gì cũng phun ra. Mỗi lần ăn là ông bà phải bế đi khắp xóm chán ơi là chán”.

Cho bé ăn dặm: "Cuộc chiến" của 2 thế hệ

Dinh dưỡng cho bé: Nêm muối cũng cần nghệ thuật
Muối đóng vai trò quan trọng, giúp cân bằng lượng nước trong các tế bào, và giữ cho các cơ quan hoạt động bình thường. Tuy nhiên, mẹ có biết muối nằm trong danh sách những thực phẩm "cấm" với trẻ dưới 1 tuổi và ăn quá lượng cần thiết có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ? Mỗi khi...

Từ xa xưa, quan niệm nấu bột hoặc cháo con con của các bà mẹ Việt phải là ninh xương ống lọc lấy nước. Suy nghĩ nước xương chứa nhiều canxi, vitamin A và chất béo giúp trẻ sáng mắt, cao hơn và tăng cân tốt… đã ăn sâu vào tư tưởng của rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên gần đây, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cho trẻ ăn nước hầm xương mỗi ngày dễ dẫn đến còi xương và suy dinh dưỡng. “Chưa kể đến chuyện dinh dưỡng hay gì mà riêng việc ngày nào cũng ăn nước hầm xương mình còn chán huống gì em bé” – chị Phương Thanh cho biết thêm. Rất ít các bà chịu chấp nhận cách cho bé ăn dặm hiện đại, đặc biệt là phương pháp ăn dặm tự chủ BLW  vì sợ cháu nghẹn, hóc, nguy hiểm đến tính mạng.

2/ Cho bé ăn thô sớm sẽ ảnh hưởng tiêu hóa?

Chị Ngọc Hoa (Biên Hoà) do có thời gian ở nhà chăm sóc con đến tận 2 tuổi nên chị áp dụng triệt để cả 2 phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chủ BLW. Theo chị “Việc cho bé ăn riêng từng thứ sẽ giúp bé cảm nhận được mùi vị thức ăn tốt hơn và không bị ngán. Các mẹ cũng không cần lo bé bị nghẹn nếu ăn bốc khi được 6-7 tháng. Các bé thật sự thông minh hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Nếu bé bị nghẹn, bé sẽ biết tự điều đỉnh để lần sau ăn những miếng nhỏ hơn và nhai lâu hơn. Chỉ cần trong lúc các bé ăn, mẹ phải ngồi bên cạnh theo dõi để nếu bé có nghẹn sẽ vỗ lưng kịp thời. Đặc biệt cho bé ăn từ mềm đến thô dần. Con mình 16 tháng, bé được ăn BWL từ nhỏ nên bây giờ ăn thô rất tốt và dễ, món gì bé cũng ăn được và còn gọi tên được rất nhiều món khác nhau như rau, cà chua, thịt, cá…”

Ngoài việc hầm xương lấy nước, các bà xưa còn quan niệm, cho bé ăn thô sớm sẽ bị đau bao tử, bé còi cọc, không hấp thụ được thức ăn nên hầu hết nhà nào cũng phải có 1 máy xay sinh tố để xay nát thức ăn. Nhiều bé ăn thức ăn xay quen nên gần 2 tuổi vẫn không nhai được cơm. Thậm chí nấu cháo chỉ cần lợn cợn là ói oẹ ngay ra. Không những thế, đồ ăn cho cháu cũng được các bà nêm nếm gia vị theo khẩu vị như của người lớn mà không biết rằng đang gây hại cho cháu.

Cho bé ăn dặm: "Cuộc chiến" của 2 thế hệ

Gợi ý thực đơn ăn dặm từ trái cây cho trẻ 6-8 tháng tuổi
Không còn xoay quanh 1-2 loại trái cây như giai đoạn "khởi động", thực đơn trái cây cho bé ăn dặm trong giai đoạn 6-8 tháng đã được mở rộng với nhiều cách chế biến hấp dẫn hơn. Sự kết hợp tuyệt vời giữa hương thơm và vị ngon khó cưỡng của các loại trái cây chắc chắn sẽ mang đến sự thích thú cho...

Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nêm nếm muối, đường hoặc bột ngọt, bột nêm các loại vào thức ăn dặm cho bé có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Hơn nữa, nêm mắm, muối khi nấu đồ ăn dặm sẽ dần hình thành thói quen ăn mặn khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch cũng tăng trong tương lai.

Với các bà mẹ hiện đại, cho bé ăn dặm có thể trở thành một “cuộc chiến” lớn nếu quan niệm của ông bà, bố mẹ khác nhau. Tùy thuộc vào quốc gia, điều kiện sinh hoạt gia đình, cách cho bé ăn dặm cũng sẽ khác nhau. Thay vì rập khuôn, mẹ nên chọn phương pháp ăn dặm phù hợp nhất với sự phát triển cũng như khẩu vị của bé cưng.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *