Cho bé ăn dặm theo "luật mới": Tại sao không?
>>> Cho bé ăn dặm: 5 vấn đề cần biết
>>> Chọn thực phẩm cho bé ăn dặm như thế nào là tốt?
Thực ra, trẻ dưới 1 tuổi có thể ăn hầu như tất cả các loại thực phẩm. Các kết quả nghiên cứu mới về dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đang dần thay đổi những quan điểm cũ. Nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ và các chuyên gia đều tin rằng chế độ ăn uống mới sẽ tốt hơn cho sức khoẻ của trẻ.
Các món ăn dặm truyền thống như bột ngũ cốc, cháo… nếu chế biến nhạt nhẽo sẽ khiến trẻ thiếu chất và gây kén ăn về sau. Những đứa trẻ bị hạn chế về khẩu vị này khi đi học mẫu giáo sẽ dễ dàng từ chối các loại thức ăn đa dạng tốt cho sức khoẻ. Thay vào đó chúng chỉ muốn ăn những thực phẩm công thức dán mác “cho trẻ em” như nui đóng hộp, gà chiên giòn hoặc bánh quy giòn vị cá chẳng hạn.
Vậy bạn phải làm sao để sớm tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh đây? Rất dễ dàng, trước hết bạn hãy thay đổi những suy nghĩ sẵn có của mình về việc cho trẻ ăn gì và ăn như thế nào trong giai đoạn này.
Đánh giá lại quan điểm về “dị ứng thức ăn“
Trước đây, các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em khuyên cha mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn thường xuyên những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu phộng, các loại hạt, cá và các động vật có vỏ như tôm, cua, sò… Kết quả là nhiều cha mẹ hoàn toàn không cho con “đụng” đến những món này. Thật ra, chưa có một bằng chứng nào chứng minh rằng trẻ từ 4-6 tháng tuổi tránh được dị ứng nhờ không ăn một vài món nào đó.
Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?
Mẹ đã từng nghe qua phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lần nào chưa? Phương pháp này được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công.
Trong một số trường hợp, bạn cần theo dõi kỹ con mình trước khi đưa ra kết luận trẻ bị dị ứng đối với loại thực phẩm cụ thể nào. Nếu trẻ có những triệu chứng dị ứng như chàm bội nhiễm nghi ngờ do thức ăn hoặc yếu tố môi trường, lập tức đưa trẻ đi bác sĩ để được xét nghiệm và xử lý đúng cách. Đối với những bé có tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn hoặc dị ứng thức ăn, cần hỏi thêm ý kiến bác sĩ vì sự an toàn của bé. Bởi các chỉ dẫn của chuyên gia có thể không chính xác trong những trường hợp đặc biệt.
Đừng ngại dùng gia vị
Thế giới ngập tràn đủ loại món ăn ngon lành, vậy mà trẻ phải thường xuyên ăn những món thô nhạt và chẳng có mùi vị gì hấp dẫn. Dường như chúng ta chưa thực sự quan tâm đến khẩu vị của trẻ trong giai đoạn vô cùng quan trọng này. Bạn có thể thử rắc chút lá hương thảo vào món bí đỏ, thêm thì là vào món gà, hay trộn chút ngò tây và bột nghệ vào khoai nghiền cho trẻ khám phá. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì phản ứng thích thú của bé đấy!
Nên thêm một ít gia vị cho món ăn của con thêm “đậm đà”
Đôi khi, bạn cũng có thể cho bé thử một vài loại gia vị ít nồng, ví dụ như ớt chuông hoặc tỏi tây chẳng hạn. Mức độ sử dụng gia vị thực ra chỉ thuộc về thói quen và bạn cũng nên mạnh dạn cho con thử nhiều loại gia vị khác nhau.
Đừng ngại nấu thức ăn cho trẻ tại nhà
Không phức tạp như việc tự may quần áo tại nhà, tự nấu thức ăn cho con dễ hơn rất nhiều. Chỉ cần có một ít kiến thức dinh dưỡng, kỹ năng nấu nướng cơ bản và vài dụng cụ làm bếp đơn giản là bạn đã chế biến được những món ngon lành cho bé cưng rồi. Bạn có thể dùng nĩa tán nhỏ chuối hoặc quả bơ, nêm thêm chút gia vị hay nghiền đậu hộp, hấp rau củ tẩm gia vị rồi nghiền nhừ là đã thành một món cho con rồi. Đơn giản lắm đúng không?
>>> Xem thêm: Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách
Các loại máy xay, trộn và chế biến thức ăn rất tiện dụng cho các bà mẹ không có nhiều thời gian. Bạn cứ cho tất cả vào máy và theo dõi điều chỉnh độ đặc mịn của thức ăn sao cho phù hợp nhất với con mình. Dần dần trẻ sẽ quen với thức ăn do bạn nấu mà chẳng cần phải theo một công thức nhất định nào đâu.
Thay đổi khẩu vị cho trẻ
Nếu bé ngán khoai lang, sao bạn không thử một ít củ cải đỏ hấp? Hoặc thay bắp cải nhí với món đậu và cà rốt quen thuộc. Thỉnh thoảng bạn nên cho trẻ thử món mới song song với những món quen thuộc để khám phá khẩu vị, kích thích trẻ ăn ngon và nhiều dinh dưỡng hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn ra các món cùng cách chế biến mới cho trẻ thử dần dần, đồng thời cải thiện bữa ăn cho cả gia đình.
Hiểu rõ về thực phẩm hữu cơ
Nhiều cha mẹ khá bối rối vì cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục rằng thực phẩm hữu cơ tốt hơn các loại thực phẩm thông thường. Bên cạnh đó là những quan điểm mâu thuẫn xung quanh việc thuốc trừ sâu và chất kích thích trong thực phẩm thông thường gây độc hại cho sức khoẻ. Để quyết định xem có nên cho con ăn thực phẩm hữu cơ không và ăn với số lượng như thế nào, bạn cần cân nhắc đến yếu tố ngân sách gia đình cũng như trẻ có thích những loại thực phẩm đó không…
Một điều lưu ý nữa là, tính hữu cơ trong từng loại thực phẩm không hề giống nhau. Các loại măng tây, khoai lang, trái bơ… thường chứa ít dư lượng thuốc trừ sâu; ngược lại táo, dâu tây và rau xà lách chứa khá nhiều lượng thuốc có hại này. Đặc biệt nếu muốn cho con uống sữa hữu cơ, bạn nên chọn cho bé nguồn sữa hữu cơ từ những trang trại có phương pháp nuôi trồng không dùng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng tưởng, thuốc trừ sâu và các loại phân bón hoá học… Và chỉ nên cho con uống sữa hữu cơ khi bé được trên 1 tuổi thôi nhé!
Các thực phẩm hữu cơ thường không đa dạng về chủng loại so với thực phẩm thông thường. Nếu thích chọn thực phẩm hữu cơ, bạn nhớ điều quan trọng nhất là cần xen kẽ thêm nhiều loại thực phẩm thông thường cho bữa ăn của trẻ luôn phong phú, đầy đủ chất nhé!
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.