Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách
Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời của sữa chua đối với sức khỏe của trẻ em. Tuy nhiên, đa số các mẹ chưa biết cho trẻ ăn sữa chua đúng cách và đúng thời điểm. Mẹ có biết khi bé ăn sữa chua sai cách, cơ thể bé vừa không nhận được dưỡng chất, lại vừa có thể bị tác động tiêu cực?
Kết hợp sữa chua với trái cây giúp tăng giá trị dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ
1/ Cho trẻ ăn sữa chua phù hợp với lứa tuổi
Nhiều mẹ nghĩ rằng sữa chua có lợi, vì vậy cho bé ăn càng nhiều càng tốt. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mẹ nhé! Ăn quá nhiều, nhất là khi không đúng lượng với độ tuổi, sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn, đồng thời khiến bé bị lạnh bụng.
Với các bé nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa còn non nớt, do đó ăn nhiều sữa chua là cực kỳ không nên. Mẹ có thể tham khảo liều lượng sau để cho bé ăn sữa chua đúng cách:
-Trẻ từ 6-10 tháng tuổi: 50g/ngày.
-Trẻ từ 1-2 tuổi: 80g/ngày.
-Trẻ trên 2 tuổi: 100g/ngày.
-Trẻ lớn hơn: Có thể ăn nhiều hơn 100g/ngày, khoảng 100g-250g, tức 2 hộp nhỏ.
2/ Sữa chua kết hợp thực phẩm khác cần đúng loại
Mẹ có thể tăng giá trị dinh dưỡng của sữa chua khi kết hợp với trái cây. Không chỉ thêm hương thơm, mùi vị, trái cây còn giúp tăng lượng chất chống ô-xy hóa tự nhiên trong sữa chua. Mẹ nên thử cho bé ăn sữa chua kèm chuối, dâu hoặc xoài xắt nhỏ, với những bé nhỏ hơn, mẹ xay nhuyễn để tránh tình trạng hóc.
Khi cho bé ăn sữa chua, mẹ nên tránh để bé ăn kèm với thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhất là lạp xưởng, xúc xích,thịt hun khói… Thực phẩm này chứa quặng nitorat kali, khi kết hợp rất dễ gây ung thư. Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý không cho bé ăn kèm sữa chua với thuốc kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, bởi chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi.
Cách cho bé uống thuốc: Top 6 sai lầm của mẹ
Cách cho bé uống thuốc rất quan trọng. Chỉ một chút sơ sảy thôi, bạn cũng có thể khiến bé con của mình đối diện với nguy cơ ngộ độc hoặc dị ứng nghiêm trọng. Thậm chí bệnh tình còn kéo dài và trở nên phức tạp hơn. Kiểm tra xem mình có thường mắc phải 6 lỗi sau không để chỉnh lại mẹ nhé!
3/ Ăn sữa chua cũng phải đúng thời điểm
Không phải cứ lúc nào bé muốn, mẹ lại cho bé ăn sữa chua tùy ý. Chiều con đâm ra lại gây hại cho con đấy mẹ ạ. Nhất là khi bé đói, mẹ lại càng phải nói không. Lúc đói, bụng bé trống rỗng, độ a-xít trong dạ dày lớn sẽ nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua, làm giảm tác dụng đi rất nhiều. Theo đó, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn sữa chua nên là:
-Sau bữa ăn chính hoặc sau khi uống thuốc khoảng 2 tiếng đồng hồ, mẹ nên cho bé ăn sữa chua. Lúc này, dạ dày đang tạo môi trường lý tưởng nhất cho lợi khuẩn hoạt động, giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng.
-Trước giờ ngủ khoảng 30 phút cũng là thời điểm tốt cho bé ăn sữa chua. Ăn lúc này vừa giúp hỗ trợ tiêu hóa, lại vừa giúp bé ngủ ngon.
4/ Không hâm nóng sữa chua cho bé ăn
Nhiều mẹ vì sợ bé lạnh bụng sau khi ăn sữa chua ướp lạnh, do đó chọn cách hâm nóng. Đừng như thế mẹ nhé, cách này vô tình tiêu diệt những lợi khuẩn tuyệt vời trong sữa chua đấy. Ngoài ra, chưa chắc bé đã thích ăn món sữa chua nóng đâu.
Nếu sợ lạnh, mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 15-30 phút. Tốt nhất nên dùng hết sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua, và không nên để bé ăn lại sữa chua thừa sau khi bóc vỏ khoảng 3 tiếng trở đi.
5/ Ăn sữa chua bằng thìa nhựa
Cho trẻ ăn sữa chua đúng cách là khi mẹ để bé ăn bằng thìa nhựa, và tránh thìa inox. Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng đấy mẹ nhé! Tuy không gây mất chất, hay ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng của sữa chua, nhưng thìa inox sẽ làm giảm hương vị ngọt, thơm của sản phẩm. Kết luận này đã được khẳng định qua nghiên cứu của trường đại học Oxford, Mỹ.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Sai lầm ‘chết người’ khi cho bé ăn sữa chua
- Ăn sữa chua như thế nào là hợp lý?
- Cho con ăn sữa chua thế nào cho đúng
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.