Cho trẻ nhỏ uống mật ong: Hiểm nguy cận kề!

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Cho trẻ nhỏ uống mật ong: Hiểm nguy cận kề!

Cho trẻ nhỏ uống mật ong: Hiểm nguy cận kề!

Ngay khi vào cơ thể, bào tử botulinum sẽ tạo thành chất độc gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của bé

Tồn tại trong đất, nước phân động vật, ruột cá, ruột động vật có vú, từ đó vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm, sinh độc tố gây ngộ độc khi vào cơ thể. Ngay cả khi đã được tiệt trùng, mật ong vẫn có thể còn tồn đọng bào tử botulism và với hệ tiêu hóa còn non nớt của mình, trẻ dưới 1 tuổi rất khó có thể vô hiệu hóa những bào tử này.

Trẻ bị ngộ độc, nhận biết ra sao?

Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm độc botulism sẽ có những triệu chứng sau:

– Hôn mê

– Ăn uống kém

– Táo bón

– Khóc yếu, tay chân mềm yếu, lỏng lẻo

– Trương lực cơ yếu (dấu hiệu khả nghi của bệnh teo cơ)

– Cử động cơ mặt kém

– Nôn ói

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được cấp cứu ngay. Chú ý mang theo mẫu thực phẩm mà bé đã ăn để đi xét nghiệm. Thông thường, những triệu chứng này sẽ xuất hiện trong vòng 12-36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xảy ra sớm sau một vài giờ, hoặc xảy ra muộn hơn, sau khoảng 10 -14 ngày.

Cho trẻ nhỏ uống mật ong: Hiểm nguy cận kề!

Sơ cấp cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ. Khi thấy con trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc, trước khi đưa bé tới bệnh viện cấp cứu, cha mẹ có thể sơ cứu cho bé ngay tại nhà.

Có nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nướng có mật ong?

Theo các chuyên gia, dù nấu chín hoặc nướng ở nhiệt độ cao, mẹ cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các bào tử botulism được. Do đó, việc cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong đã nấu hoặc nướng chung với thực phẩm cũng đều không an toàn.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên đặc biệt cẩn thận khi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng si-rô bắp và mật mía, bởi giống mật ong, chúng cũng chứa bào tử botulism. Tốt nhất, nếu muốn cho trẻ dùng bất kỳ loại si-rô nào, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong
  • Có nên bổ sung kẽm hay si-rô cho con?

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *