Chuẩn bị tài chính thế nào để có con?

shape

01 Feb

Julia PhạmFeb 01, 2020

Chuẩn bị tài chính thế nào để có con?

Trong suốt quá trình mang thai và chăm sóc em bé sau sinh, vợ chồng bạn sẽ cần một khoản chi phí không hề nhỏ do đó các bậc cha mẹ tương muốn có em bé nên ý thức đến việc sinh con có trách nhiệm. Hãy cùng chúng tôi tham khảo và hoạch định những chi phí cơ bản mà vợ chồng bạn nên biết khi chuẩn bị sinh con nhé.

1. Chi phí cho khám thai, sinh con

Trong suốt quá trình mang thai, bạn cần được bác sĩ khám thai định kỳ và sau đó là viện phí khi sinh con tại bệnh viện. Theo quy định của Bộ Y tế thì trong suốt quá trình mang thai tối thiểu người mẹ cần khám thai 3 lần. Tuy nhiên tuỳ theo tình hình sức khoẻ thực tế của bà mẹ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định về thời gian và số lần khám thai phù hợp. Cần tính thêm cả những lần khám đột xuất. Tùy vào tình hình tài chính mà bạn sẽ chọn khám thai ở bệnh viện phụ sản nào. Tham khảo chi phí khám thai ở các bệnh viện đó là điều bạn nên làm và thêm vào trong kế hoạch của mình.

2. Chi phí bồi dưỡng sức khoẻ

Trong suốt quá trình mang thai, bà mẹ cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ như axit folic để hạn chế nguy cơ khuyến tật ống thần kinh, viên sắt để tránh thiếu máu, viên bổ sung canxi… Đặc biệt nhu cầu dinh dưỡng, dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ cao hơn so với bình thường vì vậy mà việc đầu tư tài chính cho việc bồi dưỡng sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Những chi phí này hoàn toàn tính được dựa trên giá cả của những loại sữa dành cho bà bầu hay những thực phẩm chuyên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.

Chuẩn bị tài chính thế nào để có con?

Mang thai cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và vì thế, chi phí cho thực phẩm cũng tăng theo.

3. Chi phí cho quần áo bà bầu

Đây là khoản chi phí mà nhiều bà mẹ tương lai quên mất khi lập kế hoạch tài chính. Vì thường trong 3 tháng đầu mang thai, cơ thể bạn không thay đổi quá nhiều nên vẫn có thể sử dụng các trang phục cũ nhưng sau đó cơ thể bạn sẽ có thay đổi và bạn cần thay đổi kích cỡ quần áo do đó dù nhỏ nhưng bạn cũng không nên quên liệt kê chi phí này trong kế hoạch tài chính để hạn chế lại những phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản của trang phục bà bầu là thoải mái vận động nên bạn cũng không cần phải bỏ quá nhiều tiền vào những mốt thời trang “ngắn hạn” này.

4. Chi phí cho thời gian nghỉ thai sản

Sau khi sinh bạn sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí trong gia đình như tiền điện, nước, cáp, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Mặc dù bạn vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng thu nhập thực tế của bạn sẽ giảm đi. Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm trở lại trong kế hoạch tài chính của mình để tránh tình trạng thiếu trước hụt sau.

5. Chi phí cho em bé

Đây là chi phí lớn nhất cần dự trữ trong ngân sách và đặc biệt sẽ kéo dài liên tục nên gia đình bạn có thể xem đây là các khoản chi phí dài hạn. Cụ thể là một số khoản phí như sau:

  • Sữa cho em bé: nếu may mắn bạn có nguồn sữa mẹ đủ dồi dào để bé bú trong khoảng thời gian đầu đời, tuy nhiên một số bà mẹ chỉ có sữa trong 3 tháng đầu hoặc không có sữa, hoặc sữa không đủ cho bé bú thì phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà bạn cần tính toán dự trù. Tham khảo ngay giá cả các loại sữa em bé và bổ sung vào bảng kế hoạch chuẩn bị tài chính để có con của mình, bạn nhé!
  • Vật dụng cá nhân: quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Hãy tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.
  • Chi phí gửi nhà trẻ, học phí: Đây là khoản chi phí không hề nhỏ nhưng bạn có thể dự toán trước. Tính toán chi phí này bình quân theo mỗi tháng và bình quân theo năm ít nhất trong 5 năm đầu đời.
  • Chi phí dự trù bé ốm, chi phí cho những phát sinh khác ngoài dự kiến.

Lên kế hoạch tài chính

Sau khi đã lập danh sách và liệt kê từng khoản chi phí cho từng mục như trên, chúng tôi tin rằng bạn đã ước chừng được chi phí tổng cần thiết. Với tổng chi phí dự trù này các cặp vợ chồng có thể bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, tính toán chi tiêu trong khoản thu nhập của hai vợ chồng như:

  • Chia tổng thu nhập có được thành nhiều phần, trong đó có phần tiết kiệm tài chính chuẩn bị cho em bé trong tương lai. Tốt nhất bình quân chia theo từng tháng chi phí cho con trong ít nhất 5 năm đầu đời của bé.
  • Hạn chế và giảm bớt các khoản chi tiêu có thể tiết giảm như như ăn uống nhà hàng, du lịch, giải trí…
  • Tuỳ theo điều kiện thực tế gia đình để cân đối các chi phí như khám thai ở bệnh viện công thay vì phòng khám quốc tế, quần áo bầu và em bé cũng như các vật dụng không nhất thiết phải mua mới hoàn toàn vì bạn có thể xin lại những vật dụng này…. nếu gia đình bạn không quá dư giả về tài chính.
  • Lựa chọn và mua bảo hiểm có lợi ích như Bảo hiểm thai sản.

Mua sắm vật dụng thông minh và tập thói quen chi tiêu hợp lý sẽ giúp vợ chồng bạn chủ động và có những điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy con tốt nhất.

Chư Kha

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *