Chung sống "hòa thuận" với chứng khó thở khi mang thai

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Chung sống "hòa thuận" với chứng khó thở khi mang thai

Bà bầu khó thở chẳng phải chuyện lạ với phụ nữ đã từng mang thai. Bỗng dưng cơ thể có thêm một thiên thần, bụng bầu ngày một lớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa với chuyện ăn, ở, đi lại và thở thôi cũng mệt.

Triệu chứng khó thở khi mang thai có bình thường?

Không chỉ những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu mới có “cơ hội” trải nghiệm cảm giác khó thở, nhiều người thậm chí cảm thấy khó thở ngay từ những ngày đầu thai kỳ.

Khó thở khi mang thai là triệu chứng khá bình thường, và sẽ đồng hành cũng mẹ bầu cho đến ngày cuối cùng của thai kỳ. Mặc dù vậy, cảm giác khó thở này sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ cần lưu ý đến danh sách những điều cần tránh khi mang thai hơn là tìm cách “dễ thở”.

Chung sống "hòa thuận" với chứng khó thở khi mang thai

Chứng khó thở sẽ “làm bạn” với mẹ bầu từ tháng đầu thai kỳ cho tới sau khi sinh

Nguyên nhân gây có thở khi có thai

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở khi mang thai, nhưng “thủ phạm” chính gây nên cảm giác này thường do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ.

Sự gia tăng hormone khi mang thai, đặc biệt là progesterone, trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của bạn. Hệ quả, bạn cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi mang thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, làm bạn cảm thấy khó thở.

Ngoài ra tình trạng thiếu máu thường xảy ra với bà bầu trong quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy khó thở.

Cách khắc phục khó thở khi mang thai

Không có cách nào giúp mẹ bầu điều trị tận gốc cảm giác khó thở khi mang. Vì vậy, điều duy nhất mẹ có thể làm là học cách “sống chung với lũ”. Khi cảm thấy khó thở, nên thay đổi tư thế nằm của bà bầu. Nếu đang ngồi, bạn nên ngồi thẳng lưng, vai đẩy ra phía sau. Khi ngủ, bà bầu cũng có thể chèn thêm gối ở phía trên để giảm bớt áp lực của tử cung lên cơ hoành.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chăm chỉ tập thể dục khi mang thai, để điều hòa vè kiểm soát hơi thở của mình tốt hơn. Yoga, bơi và đi bộ là những bài tập nhẹ nhàng, giúp mẹ cung cấp oxy cho phổi nhiều hơn. Mẹ cũng có thể bỏ ra 10 phút mỗi ngày để thử các bài tập hít thở, giúp mở rộng phổi:

  • Đứng thẳng người, hai tay buông hai bên
  • Hít sâu và từ từ đưa hai tay cao qua đầu. Nhớ nâng đầu cao khi thở
  • Thở ra và hạ tay xuống
  • Mẹ bầu có thể tập động tác này mỗi ngày, hoặc những khi cảm thấy khó thở.

Khi nào bà bầu nên đi khám bác sĩ?

Khó thở đi kèm hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có thể là triệu chứng của bệnh huyếp áp thấp. Đối với những mẹ có tiền sử hen suyễn, cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.

Khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, cần phải gọi cấp cứu ngay.

Khó thở khi mang thai tháng đầu

Tỉ lệ bà bầu gặp phải triệu chứng ở tháng đầu thai kỳ này lên tới 75%. Như đã nói ở trên, triệu chứng này kà vô hại và hoàn toàn bình thường và phổ biến, nó xảy ra do những thay đổi tự nhiên mà cơ thể phải trải qua để thích nghi với việc mang thai. Tình trạng này còn được gọi là Dyspnea hoặc Dyspnoea.

Sự khó thở này có thể nặng hơn vào tam cá nguyệt thứ ba và sẽ giảm dần sau khi sinh.

Bầu khó thở khi nằm

Tư thế nằm của bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nằm ngửa khi ngủ chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở.

Lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống và toàn bộ mạch máu chính về đường ruột. Áp lực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng máu chảy tới thai nhi và khiến mẹ khó thở, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.

Bà bầu khó thở về đêm

Để hạn chế tình trạng này, khi ngủ bà bầu nên nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, đồng thời giúp bầu thở nhẹ nhàng hơn. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt. Làm như vậy bạn sẽ tránh được việc khó thở khi mang thai. Ngoài ra, nên chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp.

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối

Ở những tháng cuối thai kỳ khi tử cung càng lớn có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.

Vì vậy, nếu cảm thấy khó thở đột ngột hay thoáng qua trong vòng vài phút thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.

Chung sống "hòa thuận" với chứng khó thở khi mang thai

Hen suyễn khi mang thai
Suyễn là một bệnh ảnh hưởng đến khí quản, nơi mang không khí đến và đi từ những lá phổi. Nếu bị suyễn, khí quản trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích thích và tổn thương. Điều này làm cho khí quản trở nên hẹp hơn bình thường dẫn đến tăng lượng chất nhầy và...

Khó thở khi mang thai về cơ bản là triệu chứng hoàn toàn bình thường và vô hại. Nguyên nhân đến từ sự thích ứng của cơ thể trong quá trình mang thai nên không có cách khắc phúc triệt để, mẹ chỉ có thể học cách “sống chung”.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *