Chuyện sinh nở tác động thế nào đến việc cho con bú?

shape

30 Sep

Julia PhạmSep 30, 2019

Chuyện sinh nở tác động thế nào đến việc cho con bú?

Trong quá trình sinh nở, cơn đau đẻ dường như làm mẹ mất kiểm soát trong mọi chuyện. Làm sao đảm bảo tinh thần thoải mái để tạo điều kiện cho con bú tốt nhất sau này? Thuốc gây mê, gây tê hay kích sinh sử dụng trong lúc mẹ vượt cạn ảnh hưởng thế nào đến nguồn dinh dưỡng của con? Mẹ tham khảo thông tin sau nhé!

Chuyện sinh nở tác động thế nào đến việc cho con bú?

Quá trình sinh nở không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến chuyện cho con bú

1/ Thuốc gây tê ngoài màng cứng

Trong thai kỳ, khi tìm hiểu về những phương pháp sinh nở ngoài sinh thường, mẹ nên tư vấn kỹ về ảnh hưởng của thủ thuật đến khả năng cho con bú của mẹ sau đó. Theo khảo sát cho thấy, nếu mẹ sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng trong lúc vượt cạn, trẻ thường gặp khó khăn trong chuyện bú mớm.

Chuyện sinh nở tác động thế nào đến việc cho con bú?

Sợ đau nhưng vẫn quyết sinh thường, tại sao?
Chẳng có mẹ bầu nào lại không sợ đau đẻ, nhưng họ vẫn nhất quyết phải sinh thường. Lý do vì sao phương pháp này lại được ưu tiên đến vậy?

Tuy nhiên, không phải 10 người như một, cách chuyển hóa thuốc trong cơ thể của mỗi mẹ khác nhau, do đó mức độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Do tác dụng của thuốc, khả năng mút-nuốt-thở trong lúc bú của trẻ bị tác động không ít thì nhiều.

2/ Sinh mổ

Thông thường, các mẹ trải qua sinh mổ đều về sữa rất chậm. Phải đến ngày thứ năm sau khi bé con chào đời, tình hình sản xuất sữa mới đi vào quỹ đạo. Tác động của thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

3/ Tư thế trẻ ra đời

Nếu trẻ chui ra từ bụng mẹ với tư thế ngôi mặt cằm sau, khả năng bú mẹ của trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Đây là vấn đề mẹ không thể kiểm soát được, bởi tư thế này vốn dĩ đã được sắp đặt sẵn từ trong tử cung. Khi sinh ra, phần hàm của trẻ bị tác động, vì vậy trẻ sẽ cảm thấy chút khó khăn khi cử động miệng để bú mẹ. Thông thường, trường hợp này nếu phát hiện sớm, bác sĩ phải chỉ định sinh mổ.

4/ Giác hút hoặc kẹp forcep

Trong lúc vượt cạn, nếu thời gian rặn đẻ quá lâu, bác sĩ bắt buộc phải dùng các dụng cụ y tế để hỗ trợ. Không may thay, các dụng cụ này có thể gây tác động đến phần hàm và miệng của trẻ.

5/ Sinh non

Trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi bị sinh non, trẻ sơ sinh thường phải trải nghiệm những thách thức kho cố gắng để bú sữa mẹ. Trong tử cung, phản xạ bú ở trẻ chỉ được hình thành vào tuần vài tuần cuối. Vì vậy, khi sinh non, trẻ rõ ràng chưa được trang bị phản xạ cần thiết này. Cho con bú là cả một vấn đề khó khăn với mẹ sinh non.

6/ Gắn kết mẹ và con

Mẹ và bé càng bị tách nhau ra nhanh và nhiều bao nhiêu, bạn càng gặp khó khăn với chuyện cho con bú bấy nhiêu. Càng gắn kết, tiếp xúc với nhau sớm và nhiều, bé mới cảm thấy dễ dàng để tiếp cận với nguồn sữa mẹ thân thương.

7/ Stress từ mẹ

Nếu không nhận đủ sự nghỉ ngơi ngay sau khi sinh, mẹ rất dễ rơi vào tình trạng kiệt sức, cơ thể quá mệt mỏi để giải phóng bớt hormone cortisol gây ra stress. Vì vậy, tận dụng thời gian trẻ ngủ nghỉ, mẹ cũng ngủ nghỉ theo để chuyện cho con bú trơn tru, dễ dàng hơn.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *