Có được chụp X-quang khi mang thai?

shape

01 Jan

Martin Nguyen Jan 01, 2020

Có được chụp X-quang khi mang thai?

Tia X là gì? 

Tia X là 1 dạng bức xạ năng lượng cao không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tia X có thể  xuyên thấu qua nhiều vật thể, đặc biệt là các vật thể sống. Tia X được dùng trong chẩn đoán (chụp X-quang) các bệnh lý về xương, phổi, và các cơ  quan khác. Tuy vậy, khi xuyên qua những vật thể sống, tia X được ghi nhận có thể làm biến đổi tế bào và AND của những tế bào.  Đó là lý do mà việc chụp X-quang khi mang thai thường không được tiến hành.
Có được chụp X-quang khi mang thai?

Tia X gây lo ngại về khả năng làm biến đổi tế bào của thai nhi

Thực hư khả năng gây dị tật thai nhi
Sử dụng X-quang để chẩn đoán bệnh trong y học không làm tăng số lượng trẻ sinh ra bị dị tật. Thậm chí nếu không chụp chiếu gì, vẫn có khoảng 4-6% trẻ sinh ra có bị các dạng dị tật khác nhau. Dị tật thường gặp nhất là các nốt thịt thừa trên da hoặc thừa một ngón tay/ chân. Tia X có thể đi kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ.

Theo  Ủy ban kiểm soát về vấn đề hạt nhân của Mỹ, thai nhi có nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau khi nhiễm liều bức xạ  từ 2- 6 rads. Thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm liều bức xạ > 5 rads.  Trong y khoa khi dùng tia X để chẩn đóan, liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại kể trên. Tuy nhiên, trong thai kỳ, tốt nhất mẹ nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia X.

Tìm biện pháp thay thế cho X-quang
Có thể dùng siêu âm thay cho chụp x quang. Siêu âm là phương pháp tốt nhất thay cho X-quang và không có hại cho thai. Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng an toàn với thai sau 3 tháng đầu tiên. Cả hai phương tiện thăm khám trên đều có thể thay thế cho chụp X-quang. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp cụ thể, chụp chiếu x-quang có giá trị chẩn đoán cao hơn, thậm chí bắt buộc phải tiến hành để chẩn đoán bệnh cho mẹ bầu khi 2 phương pháp kể trên không phát huy được hiệu quả.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *