Có gì mới trong chế độ thai sản 2016?

shape

31 Jan

Martin NguyenJan 31, 2020

Có gì mới trong chế độ thai sản 2016?

Bên cạnh những lợi ích cho các mẹ bầu, chế độ thai sản 2016 cũng đặc biệt chú ý tới quyền lợi của người chồng, cũng như đặc quyền của những người mang thai hộ. Đừng bỏ lỡ 7 cập nhật mới nhất sau đây nhé!

Có gì mới trong chế độ thai sản 2016?

Không chỉ mẹ bầu, những người đang có ý định sinh con cũng nên tìm hiểu về chế độ thai sản 2016

1/ Chồng cũng được nghỉ “thai sản”

Theo luật mới, lao động nam có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, sẽ được nghỉ từ 5 ngày với những trường hợp vợ bầu sinh thường, không có biến chứng nguy hiểm. Trường hợp sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi sẽ được nghỉ tối đa 7 ngày. Sinh đôi sẽ được nghỉ 10 ngày, và cứ với mỗi bé “đi kèm thêm”, chồng sẽ được nghỉ thêm 3 ngày. Đặc biệt, với trường hợp sinh đôi nhưng phải phẫu thuật, chồng sẽ được nghỉ 14 ngày. Thời gian nghỉ được tính từ 30 ngày sau khi vợ sinh con.

2/ Thai sản trong trường hợp “một mất một còn”

Với những trường hợp mất con sau sinh, người mẹ có quyền hưởng 2- 4 tháng “quyền lợi” tùy theo độ tuổi của con, tính từ ngày sinh con. Trong trường hợp mất mẹ, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của người mẹ theo luật định.

3/ Quyền lợi sau sinh

Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, thời gian dưỡng sức và phục hồi thai sản theo luật mới là từ 5-10 ngày, với 30% mức lương cơ sở nếu phục hồi tại nhà, và 40% mức lương cơ sở khi nghỉ dưỡng tại cơ sở tập trung.

4/ Đi làm trước thời gian nghỉ phép

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, mẹ vẫn có quyền “thừa hưởng” chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng. Tuy nhiên, khác với quy định cũ, luật mới quy định thời gian sau khi sinh phải ít nhất 4 tháng, và phải được người sử dụng lao động chấp thuận trước khi chính thức đi làm lại.

Có gì mới trong chế độ thai sản 2016?

Chế độ nghỉ thai sản: quyền lợi mẹ cần biết
Chế độ thai sản là quyền lợi hợp pháp của người lao động nữ làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nếu ký hợp đồng lao động vô thời hạn hoặc có thời hạn từ 3 tháng trở lên, đã đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

5/ Chế độ cho người mang thai hộ

Những phụ nữ mang thai hộ có quyền được hưởng chế độ thai sản như một người mẹ bình thường, bao gồm khám thai, chế độ sinh con, quyền lợi khi sảy thai, thai chết lưu… Thời điểm bắt đầu “đặc quyền” sẽ bắt đầy từ ngày mang thai cho đến thời điểm giao bé cho người mẹ “thực thụ”, nhưng không được vượt quá 6 tháng.

Nếu từ ngày sinh đến thời điểm giao con, thời gian nghỉ thai sản của người mang thai hộ chưa vượt quá 60 ngày, người mang thai hộ có quyền nghỉ đủ 60 ngày, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ lễ. Với những người mẹ nhờ người mang thai hộ, chế độ thai sản sẽ được bắt đầu từ ngày nhận con cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.

6/ Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Chỉ áp dụng cho cha hoặc mẹ trong trường hợp cả cha lẫn mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội, và chỉ áp dụng cho trong giai đoạn trẻ từ 4-6 tháng tuôi.

7/ Nghỉ thai sản trong trường hợp có “sự cố”

Với những trường hợp sảy thai, thai chết lưu hay nạo hút thai, nếu thai dưới 5 tuần tuổi, người mẹ sẽ được nghỉ 10 ngày, và nếu thai từ 5-13 tuần tuổi, mẹ sẽ được nghỉ 40 ngày. Thai từ 13 -25 tuần tuổi, mẹ sẽ được nghỉ 40 ngày, và từ 25 tuần trở lên, mẹ được nghỉ b50 ngày.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Chế độ thai sản cho bà mẹ sắp sinh con
  • Tự làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *