Có nên dùng thuốc Pitocin khi chuyển dạ?
Trong những trường hợp quá trình chuyển dạ diễn ra chậm chạp hoặc các cơn co thắt không đủ mạnh, bác sĩ sẽ kê pitocin cho mẹ bầu để tạo cơn đau đẻ. Việc sử dụng pitocin đang trở nên phổ biến ở các bệnh viện phụ sản. Dùng ppitocin liệu có an toàn? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!
Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ cho mẹ bầu dùng thuốc để đẩy nhanh các cơn co thắt
1/ Pitocin là gì?
Pitocin là một loại hormone thường được sử dụng để kích thích hoặc duy trì cơn đau đẻ hay để kiểm soát sự xuất huyết sau khi chuyển dạ. Đôi khi nó cũng được dùng để kích thích tiết sữa và một số trường hợp khác theo khuyến cáo của bác sĩ.
Kích thích chuyển dạ bằng pitocin không được kiến nghị trừ khi có một số nguyên nhân y khoa nhất định. Thảo luận kỹ càng với bác sĩ trước khi sử dụng pitocin là điều cần thiết.
Liều lượng:
Truyền tĩnh mạch mũi với liều lượng 0,5 đến 1 milli đơn vị/phút là có thể gây ra cơn đau chuyển dạ. Sau đó liều lượng tăng dần lên từ 1 đến 2 milli đơn vị/phút sau mỗi 15 đến 60 phút cho đến khi quan sát thấy các cơn co thắt bình thường diễn ra lặp đi lặp lại.
2/ Ai cần sử dụng Pitocin?
Dưới đây là ba trường hợp có thể phải dùng biện pháp giục sinh (kích đẻ):
– Có thể cần phải tiến hành giục sinh nếu bé chưa chào đời mà thai kỳ đã sắp qua 42 tuần.
– Trong trường hợp cần kích đẻ vì màng ối đã vỡ nhưng các cơn co thắt không xuất hiện.
– Trong trường hợp sử dụng chất gây tê làm chậm quá trình chuyển dạ và đòi hỏi phải có sự kích thích để tiếp tục quá trình co thắt.
Liều thuốc giảm đau hoàn hảo khi vượt cạn
Thở đúng giúp giảm đau cho mẹ bầu khi vượt cạn, đồng thời cũng giúp tăng lượng oxy cần thiết cho cả mẹ lẫn bé. Khi bị stress hoặc hoảng sợ lúc lâm bồn, hơi thở trở nên nhanh và nông, làm bạn mất kiểm soát và dần kiệt sức. Vì vậy, nắm rõ cách thở khi sinh sẽ hỗ trợ mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn.
3/ Mẹ bầu cần biết gì trước khi dùng Pitocin?
Pitocin không được khuyên dùng cho các bà mẹ có phản ứng dị ứng với oxytocin (pitocin).
Thảo luận với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào dưới đây để xác định xem liệu oxytocin (pitocin) có an toàn cho bạn sử dụng hay không:
– Herpes sinh dục
– Tiểu đường
– Huyết áp cao
– Rối loạn nhịp tim
– Gia đình có người bị ung thư cổ tử cung
– Từng bị nhiễm trùng tử cung hoặc gia đình có người bị nhiễm trùng tử cung
– Gặp vấn đề liên quan đến chuyển dạ do xương chậu nhỏ
– Từng sinh mổ hoặc từng phẫu thuật cổ tử cung hoặc tử cung
– Mang thai chưa đủ 37 tuần
– Đã mang thai hơn năm lần
4/ Những lợi ích của Pitocin
Tên thường được sử dụng nhất cho hormone oxytocin là pitocin và syntocinon. Hormone này thường được tuyến yên tiết ra để khởi động quá trình chuyển dạ hoặc tiếp tục sự đau đẻ cũng như cầm máu sau khi sinh. Khi thuốc này được dùng cho người mẹ, nó cũng giúp loại bỏ nhau thai sau khi sinh. Trong trường hợp sảy thai, nó giúp tử cung co lại kích cỡ bình thường và cũng kích thích tiết sữa cho con bú.
Lý do pitocin thường được ưu tiên sử dụng để giục sinh là vì nó dễ dàng kiểm soát theo yêu cầu bệnh nhân vào lúc sinh nở. Một phương pháp giục sinh khác có thể được sử dụng là gel làm mềm cổ tử cung. Tuy nhiên, so với việc sử dụng pitocin, biện pháp này khó theo dõi hơn.
– Đối với những phụ nữ có quá trình chuyển dạ kéo dài và đau đớn, pitocin có thể giúp giảm thời gian chuyển dạ tránh được nhiều đau đớn.
– Trong các trường hợp vỡ ối, tỷ lệ nhiễm trùng giảm đáng kể khi oxytocin được sử dụng để giục sinh.
Pitocin cũng giúp mẹ tăng cường tiết sữa cho con bú
5/ Tác dụng phụ của Pitocin
– Sử dụng pitocin có thể gây rách thành tử cung, đặc biệt trong các trường hợp trước đây từng sinh tự nhiên không thành công nên phải sinh mổ.
– Bào thai phải chịu áp lực khi sử dụng oxytocin tổng hợp vì thỉnh thoảng nó có thể gây ra những cơn co thắt mạnh. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dừng thuốc và kiểm tra tình trạng thai nhi. Thai nhi sẽ được quan sát trên màn hình để phát hiện dấu hiệu chịu áp lực do sử dụng oxytocin tổng hợp để giục sinh.
– Vì pitocin là một loại thuốc tương đối mới nên tác động lâu dài của nó chưa được xác định. Một số bác sĩ cho rằng oxytocin tổng hợp có thể gây tự kỷ hoặc hội chứng Asperger.
6/ Sử dụng Pitocin như thế nào khi chuyển dạ?
– Kiểm tra thể chất toàn diện: Quá trình kiểm tra được thực hiện trước tiến hành kích thích quá trình chuyển dạ. Các cơn co thắt và sự giãn cổ tử cung được quan sát để kiểm tra vị trí của đứa trẻ trong đường sinh. Phản ứng tim của trẻ trong mối tương quan với các cơn co thắt được quan sát để phân tích xem liệu trẻ có thể chịu được những cơn co thắt mạnh hơn.
Làm gì khi quá trình chuyển dạ dài hơn mong đợi?
Cận cảnh sinh con: Trung bình thời gian mẹ bầu vượt cạn lần tiên thường diễn ra trong khoảng 12-18 tiếng. Tuy nhiên, nếu có bất cứ vấn đề phát sinh nào, việc chịu đựng quá trình chuyển dạ có thể lên đến trên 24 tiếng. Chắc hẳn càng lâu, càng dài, càng đau, bà bầu nên chuẩn bị tâm lý thế nào nếu...
– Đưa ra quyết định: Khi quá trình kiểm tra hoàn thành, bác sĩ sẽ quyết định có thể giục sinh bằng cách sử dụng oxytocin hay không. Dạng tổng hợp của hormone này, tức là pitocin, nếu do cơ thể tiết ra tự nhiên, có thể khiến cơ thể bắt đầu quá trình chyển dạ. Tuy nhiên, nếu cơ thể không tạo đủ hormone này thì các dạng tổng hợp được sử dụng để giục sinh. Lượng pitocin được kiểm soát bằng một cái bơm gắn vào đường truyền tĩnh mạch.
– Sử dụng pitocin: Ban đầu, hormone này được sử dụng với liều khá nhỏ và được tăng dần cho đến khi tử cung bắt đầu có phản ứng. Liều lượng của thuốc được điều chỉnh theo khoảng cách giữa các cơn co thắt, sự giãn cổ tử cung, và số tháng của thai kỳ. Thường thì cứ mười phút sẽ có khoảng 3 đến 5 cơn co thắt.
– Kích hoạt các cơn co thắt: Mục đích chính của oxytocin kích hoạt những cơn co thắt đến mức cổ tử cung giãn ra vào đúng thời điểm để trẻ có thể di chuyển được xuống đường sinh và chưa đến mức các cơn co thắt gây áp lực lên bé (điều này có thể xảy ra nếu các cơn co thắt diễn ra quá thường xuyên hoặc quá lâu). Các cơn co thắt thường kéo dài hơn hai phút hoặc năm cơn co thắt trong thời gian ba mươi phút được xem là quá lâu.
– Theo dõi các cơn co thắt: Khi quá trình giục sinh diễn ra, các bác sĩ theo dõi các cơn co thắt và đứa trẻ trên màn hình đảm bảo mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Các dấu hiệu chuyển dạ
- Giục sinh liệu có tốt?
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.