Có nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho bé?

shape

30 Sep

Julia PhạmSep 30, 2019

Có nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho bé?

Trích máu cuống rốn là một phương pháp trong đó máu còn lại trong dây rốn của em bé và nhau thai sau khi sinh được thu thập, đóng băng, và lưu trữ để dùng trong tương lai. Máu cuống rốn có giá trị vì có nguồn tế bào gốc phong phú - cơ sở để tạo ra máu và hệ miễn dịch trong cơ thể.

Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các mô khác nhau và máu cuống rốn có thể dùng để chữa một số bệnh hiểm nghèo như máu trắng hoặc đột biến hồng cầu hình liềm. Dưới đây là một số thông tin về việc chữa bệnh bằng tế bào gốc máu cuống rốn để bố mẹ tham khảo trước khi quyết định có nên trích máu cuống rốn cho bé hay không:

Nghiên cứu máu cuống rốn cho những kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn
Nhiều nghiên cứu y học đã đưa ra những dự báo lạc quan rằng một ngày nào đó, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư không mang yếu tố di truyền có thể được chữa trị nhờ vào các tế bào gốc ở cuống rốn đã được lưu trữ lại khi họ chào đời.

Một số thí nghiệm trên động vật cho thấy máu cuống rốn có thể được dùng để chữa trị bệnh tiểu đường, tổn thương tủy sống, bệnh suy tim, tai biến và một số bệnh thần kinh nghiêm trọng. Tuy nhiên, chưa có gì chắc chắn về tính khả thi của những dự đoán này mà còn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn.

Có nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho bé?

Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn sẽ có giá trị nếu bé thuộc nhóm máu hiếm

Chi phí cao
Bao gồm chi phí đăng ký thực hiện và phí lưu trữ ngân hàng máu hàng năm. Tại Việt Nam, chi phí trích máu cuống rốn ban đầu là khoảng 25 triệu đồng và chi phí để lưu trữ mẫu trong ngân hàng máu cuống rốn quốc gia là khoảng 2,2 triệu đồng/năm. Đó là chưa kể tới chi phí cho việc ghép máu cuống rốn cũng không hề nhỏ.

Nhiều trường hợp không thể chữa bệnh bằng việc ghép máu cuống rốn của chính bé
Nếu bé mắc những bệnh bắt nguồn từ gen, thông thường máu cuống rốn của bé có chứa gen chỉ định cho chứng bệnh đó, nên không thể dùng để điều trị bệnh. Hầu hết các trường hợp ghép máu cuống rốn đã thực hiện là để chữa trị cho các anh chị em của bé.

Các bác sĩ không khuyến khích việc trích máu cuốn rốn cho trẻ sơ sinh
Nhiều bác sĩ cho rằng khả năng một gia đình cần nguồn máu này rất hiếm, trừ khi có một hoặc nhiều thành viên trong gia đình, hoặc họ hàng gần huyết thống, được chẩn đoán mắc căn bệnh có thể được điều trị bằng cách ghép máu cuống rốn.

Nếu bé thuộc nhóm máu hiếm, việc lưu trữ sẽ hữu ích
Chẳng hạn những em bé con lai có khả năng tìm được mẫu hiến tặng phù hợp từ ngân hàng tế bào gốc thấp hơn hẳn những em bé khác, việc trích máu cuống rốn cho bé sau khi sinh sẽ đem lại nhiều cơ may hơn.

Nếu bạn quyết định trích máu cuống rốn cho bé, hãy tìm hiểu đầy đủ thông tin và trao đổi với bác sĩ phụ sản của bạn. Việc đăng kí trích máu cuốn rốn nên được thực hiện ở giai đoạn giữa của thai kỳ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *