Có thai bao lâu thì ốm nghén?

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Có thai bao lâu thì ốm nghén?

Ốm nghén là triệu chứng hết sức bình thường và đặc trưng trong quá trình mang thai. Việc có thai bao lâu thì ốm nghén còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và trẻ nhưng thông thường triệu chứng nghén xuất hiện ở tháng thứ ba của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều mẹ có thể kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, lượng hormone trong cơ thể tăng cao. Trong đó có progesterone làm giảm các cơ của hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản tạo cảm giác buồn nôn. Progesterone còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường và gây nên chứng khó tiêu.

Có thai bao lâu thì ốm nghén?

Ốm nghén chỉ 3 tháng đầu hay suốt cả thai kỳ là vấn đề nhiều mẹ quan tâm

Bên cạnh đó còn do mẹ bầu thói quen ăn uống thất thường và lượng đường trong máu thấp. Hệ thần kinh trong giai đoạn này rất nhạy cảm đối với các loại thực phẩm hay mùi vị lạ. Kèm theo một nguyên nhân không thể thay đổi nữa là yếu tố di truyền.

Bao lâu thì ốm nghén ghé thăm?

Tình trạng ốm nghén xảy ra từ tuần thai thứ 4-6 của thai kỳ và nặng nề nhất là khoảng tuần thai thứ 8-9. Ngoài ra, ốm nghén có thể xuất hiện khi mẹ ngừng bị hành kinh vào tháng kế tiếp. Đối với hầu hết các mẹ bầu, triệu chứng nghén này sẽ thuyên giảm và biến mất hoàn toàn ở tuần thứ 12-14 hay chấm dứt khi các cơ quan của thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện.

Theo như một số nghiên cứu đã được công bố cho thấy rằng, việc mẹ bầu ốm nghén là dấu hiệu của việc thai nhi đang phát triển rất tốt, trẻ đang tự mình lấy những dưỡng chất cần thiết từ mẹ. Vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng khi bị ốm nghén.

Nếu mẹ bầu ]ăn uống đủ dưỡng chất trước giai đoạn thai nghén có thể làm giảm tải tình trạng này cho mẹ trong tháng. Và ở những lần mang thai tiếp theo tình trạng này sẽ còn thuyên giảm nữa. Những trường hợp các mẹ bị ốm nghén nặng mà không ăn uống được gì, thậm chí còn bị mất nước và suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ thì nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Có thai bao lâu thì ốm nghén?

Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nếu bạn không bổ sung đủ axit folic cho cơ thể, bé cưng rất có thể sẽ bị dị tật ống thần kinh.

Bí kíp giảm bớt tình trạng ốm nghén

Ốm nghén tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho mẹ bầu. Để hạn chế các triệu chứng này các mẹ hãy làm theo các khuyến cáo sau:

  • Mẹ nên tránh ăn những loại thức ăn có mùi vị nồng như đại hồi, quế và bột ớt hay thức ăn có vị tanh như: thực phẩm tươi sống hay tái. Thay vào đó, nên ăn thức ăn dễ chịu cho hệ tiêu hóa và có mùi thơm dịu nhẹ. Kèm theo đó là việc chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ và uống một ly nước cam hoặc nước ép từ cà chua, đu đủ chín để giảm buồn nôn.

Có thai bao lâu thì ốm nghén?

Uống nhiều nước và nước ép trái cây có thể giúp mẹ hạn chế tình trạng ốm nghén hiệu quả

  • Mỗi buổi sáng thức dậy, mẹ hãy bắt đầu bằng một cốc trà gừng, hay trà chanh, trà bạc hà hoặc các loại trái cây hỗ trợ tiêu hóa như thơm và chuối. Bên cạnh việc uống nước hoa quả, mẹ cần phải ăn thêm trái cây và uống nhiều nước để bù vào phần nước bị mất do những lần nôn.
  • Đối với những mẹ bầu ốm nghén nặng hay nôn, ói quá nhiều không thể hấp thu các dưỡng chất khác thì các bác sĩ sẽ bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn và làm tăng hiệu quả việc hấp thu chất sắt cũng như các vitamin khác. Mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn, đi lại nhiều lần hay tập những bài tập đơn giản để giúp lưu thông tuần hoàn máu cũng như cung cấp dưỡng chất đến trẻ tốt hơn.
  • Tư thế ngủ cũng khá quan trọng, mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để máu được lưu thông một cách tốt nhất. Quan trọng không kém nữa là gối nằm, nên chọn gối mềm mại, có điểm tựa để khi mệt mỏi mất sức mẹ có thể dựa vào một cách thoải mái.

Điều quan trọng hơn cả khi ốm nghén là mẹ nên giữ cho mình một tâm trạng thoải mái, tránh lo âu và căng thẳng. Bởi stress sẽ khiến tình trạng trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Có thai bao lâu thì ốm nghén?

Mang thai: Ngủ cũng phải đúng thế
Nghiêng về phía bên phải khi nằm ngủ được xem là tư thế đúng và tốt nhất. Vì tim nằm bên trái, nằm nghiêng bên phải sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm áp lực cho tim. Nhưng một điều lạ là rất nhiều mẹ bầu được khuyên nên nằm nghiêng bên trái? Trái hay phải mới tốt cho mẹ đây?

Chắc hẳn bài viết trên của MarryBaby đã giải đáp phần nào thắc mắc có thai bao lâu thì ốm nghén và những vấn đề xoay quanh ốm nghén. Bên cạnh những mẹo trên thì việc cần thiết hơn cả là sự chăm sóc chu đáo và chia sẻ từ gia đình và người ông xã sẽ phần nào giúp mẹ cảm thấy bớt lo lắng đi nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *