Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai

shape

30 Sep

Julia PhạmSep 30, 2019

Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.

Nội dung bài viết

  • Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ?
  • Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai
  • Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
  • Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?
  • Cách ngăn ngừa bà bầu bị sa búi trĩ
  • Phương pháp chữa trị bệnh trĩ khi mang thai
  • Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?

Bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe bà bầu. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ?

Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.

  • Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
  • Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
  • Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.

Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

Có hai dạng trĩ trong và trĩ ngoài. Nếu là trĩ trong, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Trĩ ngoài tạo cảm giác như có 1 vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng  như một quả nho.

Nếu bạn nghi ngờ, hãy lấy một cái một gương và kiểm tra. Hãy chuẩn tinh thần vì chúng không phải thứ đẹp đẽ để nhìn.

Kích thước trĩ không nhất thiết phải phải chỉ số cố định và rõ rệt. Một số phụ nữ mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một “ngồi lên một con dao sắc” hoặc “bị rạch bởi một lá bài”. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình bị trĩ  mà không cảm thấy đau đớn thì cũng không cần lo lắng.

Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác.

"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu khác nhau nên mẹ cần chú ý phát hiện điều trị kịp thời

Nếu bạn lo lắng hãy kiểm tra hãy tới cơ sở y tế. Việc này sẽ tốt hơn cho sự an toàn của bạn và con bạn.

Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.

Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Chúng cũng có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể. Tất cả những cảm giác này sẽ trải nghiệm rất khác biệt nếu bạn chưa từng trải qua trước đó.

Một số phụ nữ cho biết rằng sau khi quan hệ tình dục, cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Bà bầu bị trĩ nên đẻ mổ hay đẻ thường tùy thuộc vào mức độ bệnh như thế nào. Đối với những bà bầu bị trĩ nhẹ thì có thể đẻ thường, tuy nhiên việc đẻ thường ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của mẹ đẻ.

Bởi khi đẻ thường thì chắc chắn búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn hoặc vùng trĩ cũng sẽ tổn thương nặng hơn. Chính vì vậy, với những người bị trĩ mới sinh đẻ sẽ thường bị đau mỗi khi đi đại tiện.

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng với các triệu chứng búi trĩ thò ra ngoài, táo bón, có thể có hiện tượng chảy máu, ngứa hậu môn và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên đẻ mổ.

Sở dĩ bà bầu bị trĩ nặng không nên đẻ thường là vì khi đẻ thường bà bầu sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, từ đó búi trĩ nó sẽ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu.

"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ nguy hiểm đến mức làm mẹ không thể sinh thường

Mẹ bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu bí không nên quá chủ quan với căn bệnh này với tâm lý “sống chung với lũ”. Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón.

Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh.

Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.

Cách ngăn ngừa bà bầu bị sa búi trĩ

Để ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai, thai phụ có thể tham khảo những biện pháp sau:

  • Thai phụ cần chú ý tránh táo bón. Bà bầu bị táo bón sẽ làm đại tràng cứng và chuyển động khô khốc thì sẽ gây nhiều khó khăn khi thải phân và điều này góp phần gây ra bệnh trĩ ngoại.
  • Uống nhiều nước – ít nhất là 2,5 lít một ngày. Nước giúp giữ phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Nước ép trái cây, trà thảo dược và các chất lỏng khác…có thể giúp bạn tránh táo bón.
  • Tránh ngồi xổm để vệ sinh trong thời gian dài. Hãy ở lại trong khoảng thời gian bạn cảm thấy cần nhưng tránh đặt áp lực không cần thiết,  kéo dài lên ruột và trực tràng.
  • Đặt bàn chân của bạn trên một chiếc ghế khi bạn đi vệ sinh. Điều này giúp giảm áp lực lên khung chậu.
  • Tránh căng thẳng về việc đi vệ sinh. Nếu bạn cảm thấy không cần, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
  • Đừng bỏ qua những cảm giác cần về việc cần phải làm sạch và rỗng trong ruột bạn. Tín hiệu này dẫn đến các vấn đề về táo bón. Theo thời gian, nó cũng ảnh hưởng đến những việc các nhịp điệu và cảm giác bị giảm vì ruột đã không làm việc hiệu quả như yêu cầu.
  • Hãy đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn có nhiều chất xơ và thức ăn thô. Trái cây, rau, cám, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám…có thể giúp tạo hình cho phân và dễ thải ra ngoài hơn.
  • Tránh ăn nhiều thịt đỏ, bánh mì trắng và thực phẩm đã chế biến kỹ. Chất xơ  hoạt động giống như một cây chổi và giúp tránh tình trạng trì trệ trong thành ruột.
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai

Sinh mổ lần 3 và những nguy hiểm tiềm ẩn mẹ có thể gặp phải
Sinh mổ là một cuộc đại phẫu tại vùng bụng dưới và tử cung của người mẹ để lấy em bé ra. Vết thương sinh mổ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mang thai và sinh nở ở những lần sinh kế tiếp. Vậy sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ khi mang thai

Có nhiều cách điều trị bà bầu bị trĩ có thể áp dụng. Mỗi cách lại cho một có hiệu quả rất khác nhau

Chữa táo bón

Khi mang thai, bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.

Thực hiện các bài tập Kegel cho bà bầu hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu

Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.

Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.

Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày.

Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.

"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai

Mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ để hạn chế táo bón dẫn đến bị trĩ

Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.

Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.

Khi nào nên đến bác sĩ để khám bệnh trĩ khi mang thai?

Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, ra máu, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.

Đặc biệt khi bà bầu bị trĩcó hiện tưởng bệnh chuyển biến nặng như chảy máu hậu hôn hay sa búi trĩ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh con.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *