Đau đầu khi mang thai: Khi nào cần lo?

shape

31 Dec

Julia PhạmDec 31, 2019

Đau đầu khi mang thai: Khi nào cần lo?

Do sự tăng của hoóc-môn progesterone kết hợp với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là “thủ phạm” chính gây nên tình trạng đau đầu khi mang thai. Bên cạnh đó, những áp lực căng thẳng cả về thể chất và tinh thần trong thai kỳ cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị nhức đầu hơn.

Trong một vài trường hợp bà bầu bị đau đầu nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn, trong một nghiên cứu được công bô trên tạp chí Thần kinh học, đau đầu khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu nhận biết tiền sản giật, mối nguy hàng đầu cho sức khỏe mẹ và bé.

Đau đầu khi mang thai: Khi nào cần lo?

Không chỉ khiến bầu khó chịu, đau đầu còn là dấu hiệu nhận diện một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm

1/ Nguy cơ khi bà bầu bị đau đầu

“Báo động đỏ” về tiền sản giật: Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Montefiore và Albert Einstein College of Medicine ở Bronx, Mỹ cho thấy, có hơn 30% phụ nữ mang thai bị đau đầu và phải nhập viện có liên quan đến tiền sản giật. Đặc biệt, những mẹ bầu có tiền sử bị huyết áp cao bị nhức đầu có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn 17 lần so với những người không bị cao huyết áp. Cùng với nghiên cứu của mình, các chuyên gia khuyến cáo những bác sĩ sản khoa, và trên hết là những bà bầu không nên xem nhẹ chứng đau đầu của mình, nhất là với những người có tiền sử cao huyết áp.

Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung: Các dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung có thể xuất hiện rất sớm trong thai kỳ và thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của từng phụ nữ khác nhau. Ngoài ra, phần lớn các dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với những triệu chứng khi mang thai và nhanh chóng bị các mẹ bầu “ngó lơ”. Nếu có tình trạng đau đầu dữ dội cộng thêm sự xuất hiện của một trong những triệu chứng sau, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời:

– Ra máu âm đạo

– Đau vai

– Đau bụng dưới

– Chuột rút

– Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao

Đau đầu khi mang thai: Khi nào cần lo?

Thai ngoài tử cung và những nguy hiểm khó lường
Thai ngoài tử cung không chỉ khiến mẹ mất con mà còn đe dọa tính mạng của người mẹ. Dưới đây là những điều chị em cần biết về thai ngoài tử cung để có thể phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị kịp thời.

2/ Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Mặc dù không phải tất cả những trường hợp đau đầu khi mang thai đều trở nên nghiêm trọng, nhưng bầu cũng nên đặc biệt cảnh giác nếu những cơn nhức đầu này đột ngột “ghé thăm” và có ý định “cư trú” lâu dài. Bên cạnh đó, nếu đau đầu đi kèm với những triệu chứng như buồn nôn, ói mửa, thay đổi khả năng thị giác, chân sưng phù quá mức, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3/ Bà bầu bị đau đầu nên làm gì?

– Tắm nước ấm: Nước ấm có thể giúp bầu giảm bớt những khó chịu do chứng đau đầu gây ra. Nếu muốn, mẹ bầu có thể thêm một chút tinh dầu vào bồn tắm, và ngâm mình khoảng 10-15 phút.

Đau đầu khi mang thai: Khi nào cần lo?

Mẹ bầu có được tắm nước nóng?
Với rất nhiều phụ nữ, việc ngồi trong bồn tắm nước nóng là một lựa chọn tuyệt vời để thư giãn và giải tỏa những cơn đau mỏi. Tuy nhiên, với các mẹ bầu thì việc ngâm mình trong bồn nước nóng lại không được khuyến khích. Nguyên nhân do đâu? Mẹ có phải kiêng hoàn toàn việc tắm nước ấm ngay cả khi...

– Ăn uống đủ chất, đủ bữa: Thay vì ăn 3 bữa chính, bầu nên tập thói quen ăn từ 5-6 bữa nhỏ để lúc nào dạ dày cũng được làm đầy, không bị trống không. Cách này giúp hạn chế tình trạng giảm lượng đường trong máu, nguyên nhân gây chứng nhức đầu khi mang thai.

– Chườm lạnh bằng khăn: Cách đơn giản để chữa đau đầu cho bà bầu, nhất là với những người thường bị đau nửa đầu.

– Các bài tập thể dục: Vừa tốt cho sức khỏe và có lợi cho tinh thần của mẹ bầu. Đặc biệt, tập thể dục khi mang thai còn giúp gia tăng lưu lượng máu, giúp thư giãn và giảm stress hiệu quả.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Nhức đầu khi mang thai
  • Những vị trí làm mẹ bầu đau nhiều khi mang thai

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *