Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được!

shape

01 Jan

Julia PhạmJan 01, 2020

Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được!

Đau đầu khi mang thai phổ biến thật và cũng gây phiền hà thực sự. Nếu chỉ như “cơn gió thoảng qua” thì đây chỉ là triệu chứng bình thường, mẹ cứ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thư giãn là sẽ ổn. Nhưng nếu kết hợp cùng một dấu hiệu nào đó như buồn nôn, chóng mặt, đau ngực thì cần được điều trị bởi bác sĩ.

Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được!

Không cải thiện chứng đau đầu, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ tiền sản giật

Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai

Hormone nội tiết tố thay đổi khi mang thai là nguyên nhân chính dẫn đến chứng đau đầu ở bà bầu. Tình trạng ốm nghén, căng thẳng và mệt mỏi cũng góp phần làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Bà bầu còn bị đau đầu do mắc chứng viêm xoang khi mang thai. Ngoài ra, chế độ ăn uống không lành mạnh tác động không nhỏ đến hệ thần kinh của mẹ bầu.

Đau nửa đầu khi mang thai

Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba hầu hết bà bầu đều nhạn thấy sự thay đổi estrogen thông qua triệu chứng của cơ thể. Đâu nửa đầu là ví dụ điển hình. Sự thay đổi nội tiết tó có thể lèo lái cơn đau đầu theo hai chiều hướng, mạnh hơn hoặc yếu đi. Nhưng dù thế nào cơn đau nửa đầu cũng sẽ xuất hiện trở lại sau khi sinh.

Nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Durham (bang North Carolina) đã tiến hành khảo sát trường hợp của 34.000 phụ nữ bị chứng đau nửa đầu khi mang thai. Họ ghi nhận rằng các phụ nữ này có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 19 lần và lên cơn đau tim gấp 5 lần so với các phụ nữ không bị chứng đau nửa đầu.

Chính vì vậy trong trường hợp những cơn đau đầu tấn công ngày càng dữ dội mẹ cần sự tư vấn của bác sĩ sản khoa để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Bà bầu bị đau đầu buồn nôn

Chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mờ mắt, chảy máu thậm chí bị ngất lịm là những triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai kỳ.

Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, đau bụng kèm theo chóng mặt là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ cần được biết dấu hiệu này càng sớm càng tốt.

Có một số ít trường hợp bà bầu có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như buồn nôn liên tục  ảnh hưởng tới việc ăn uống thậm chí xuất hiện hiện tượng mất nước và trúng độc, hiện tượng bệnh lý này được y học gọi là ói mửa do thai nghén, lúc đó phải đến bệnh viện điều trị.

Tác động của chứng đau đầu lên mẹ bầu và thai nhi

Chứng đau đầu khi mang thai thường “hành hạ” mẹ bầu vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Không ít mẹ bầu nghĩ rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu có biết đau đầu thai kỳ báo hiệu nguy cơ tiền sản giật, biến chứng xảy ra đa số ở 3 tháng đầu mang thai.

Đi kèm với bệnh này, đó là chứng cao huyết áp, sưng phù cơ thể, thừa protein trong nước tiểu. Nếu không điều trị và cải thiện kịp thời, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm khi mẹ bầu tiến về 3 tháng cuối.

Tác dụng phụ của đau đầu, mệt mỏi khi mang thai ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt, lối sống và cả chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Theo đó, sức khỏe của bầu và cả sự phát triển của thai nhi bị tác động không tốt.

Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được!

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ
Tiền sản giật có thể gây suy dinh dưỡng dẫn tới suy thai, sinh non.Và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẩn đến co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.

Chăm sóc mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai

Tắm vòi hoa sen

Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen giúp giảm ngay sự khó chịu do đau đầu khi mang thai gây ra. Thư giãn trong bồn tắm với nước ấm thêm chút tinh dầu, bà bầu cũng sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.

Không nhịn ăn, nhịn uống

Để tránh tình trạng lượng đường trong máu giảm gây ra hiện tượng đau đầu, bà bầu nên đảm bảo lúc nào cũng nạp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Thay vì ăn 3 bữa chính, chia nhỏ bữa ăn để lúc nào dạ dày cũng đủ đầy, không bị trống rỗng. Chuẩn bị kèm theo bánh quy, hoa quả sấy khô, sữa để bổ sung lúc cảm thấy mệt mỏi. Đừng quên uống nhiều nước, thiếu nước có thể làm cơ thể càng thêm kiệt sức.

Chườm lạnh

Dùng khăn lạnh đắp lên trán cũng là cách giúp giảm đau đầu hiệu quả, đặc biệt là chứng đau nửa đầu.

Tập thể dục thường xuyên

Duy trì thói quen luyện tập đều đặn, nhẹ nhàng vừa giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, lại vừa tốt cho tinh thần của mẹ bầu. Dành thời gian để thiền, tập yoga hay liệu pháp thôi miên để thư giãn và giảm stress, đau đầu.

Thư giãn, nghỉ ngơi

Dù bận rộn đến đâu, ngủ đủ, nghỉ đủ là điều kiện cần để bà bầu giảm bớt chứng đau đầu khi mang thai. Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm, buổi trưa nên tranh thủ chợp mắt khoảng 15-30 phút. Bạn cũng có thể đi tận hưởng dịch vụ massage hoặc nhờ anh xã xoa bóp để giảm bớt sự nhức mỏi ở cổ, vai và lưng.

Thực phẩm giúp giảm đau đầu

Sữa tươi ít béo

Chứa nhiều khoáng chất quan trọng như canxi và kali, sữa tươi ít béo bổ sung độ ẩm cần thiết cho cơ thể, còn giúp bù đắp và cân bằng chế độ dinh dưỡng quá nhiều sodium hay muối. Uống 2 ly sữa mỗi ngày giúp cải thiện huyết áp và giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

Đau đầu khi mang thai: Không chữa không được!

Các loại cá béo như cá hồi sẽ là bạn đồng hành tuyệt vời cho bà bầu bị đau đầu

Cá béo

Thực phẩm giúp giảm đau đầu đa phần chứa nguồn dồi dào vitamin B và a-xít folic. Vì vậy, bà bầu nên chịu khó ăn các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ. Loại cá béo này cũng giúp giảm sưng, viêm, tăng gấp đôi khả năng ngăn ngừa chứng đau đầu.

Đậu trắng

Đậu trắng, giàu magiê, là nguồn thực phẩm chống đau đầu hiệu quả vì tác dụng chống co cơ và các mạch máu gây nhức đầu, mệt mỏi. Gợi ý thực phẩm giàu magiê: Chuối, hạnh nhân, bơi, rau bina và quả mơ.

Quả anh đào

Không thể phủ nhận lợi ích của trái cây đối với bà bầu, trong đó anh đào là loại trái cây thích hợp giúp giảm đau đầu hiệu quả. Chứa hợp chất chuyển đổi thành oxit nitric trong máu, đó là lý do anh đào có thể ngăn ngừa đau đầu. Thực phẩm tương tự: Củ cải đường.

Dưa lưới

Chứa nhiều nước và potassium, dưa lưới  giúp chống lại cơn đau đầu hiệu quả. Mỗi quả dưa lưới chứa 66mg magiê, khoảng 16% nhu cầu cần thiết hằng ngày.

Khoai tây

Khoai tây là loại củ chứa rất nhiều potassium, có thể chữa đau đầu do thiếu nước. Mỗi củ khoai tây chứa 25% nhu cầu hằng ngày của bạn.

Bà bầu đau đầu uống thuốc gì?

Với phụ nữ mang thai, trước khi động tới bất kỳ loại thuốc nào cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thần kinh hoặc sản khoa. Đau đầu khi mang thai cũng vậy. Vẫn biết rằng thuốc giảm đau hay được sử dụng là  paracetamol để điều trị cả nhức đầu và buồn nôn.

Paracetamol được cho là thành phần không gây hại tới thai nhi nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đau đầu, không phải thuốc nào đều chỉ chứa mỗi paracetamol mà có thể kèm theo nhiều thành phần khác. Mẹ cần cẩn trọng.

Đau đầu khi mang thai cũng như bất kỳ biểu hiện thường xuyên khác thuờng nào khác cần được thông báo cho bác sĩ. Nếu cơn đau là bình thường bầu chỉ cần nghỉ ngơi nhưng bất ổn cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *