Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

shape

30 Nov

Martin NguyenNov 30, 2019

Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Đau rốn khi mang thai là một trong những “khiếu nại” thường thấy của hầu hết mẹ bầu. Trong khi một số mẹ bầu chỉ trải qua những cơn đau nhẹ, những người khác thậm chí xem đó là một nỗi kinh hoàng.

Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Bạn cảm thấy đau dữ dội hay chỉ là một cơn đau thoáng qua?

Khi mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi, từ bên trong đến bên ngoài để có thể “đua” theo sự phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau rốn bạn và nhiều mẹ bầu khác đang phải “cắn răng” chịu đựng. Nguyên nhân nào dẫn đến những cơn đau này? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

1/ Sự căng da bụng và các cơ bắp

Để thai nhi có đủ không gian phát triển, vùng da và cơ bắp quanh bụng phải căng ra hết mức và điều này làm phần rốn của bạn bị đẩy ra phía trước, gây khó chịu. Đối với nhiều phụ nữ, cảm giác khó chịu do bị căng da chỉ xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ.

2/ Áp lực tử cung

Khi mang thai, tử cung giãn nhanh gây áp lực đến vùng rốn và gây ra những cơn đau cho mẹ. Đặc biệt, trong những tháng đầu và gần cuối thai kỳ, những cơn đau này diễn ra khá dữ dội.

3/ Rốn lồi ra ngoài

Khi da bụng căng ra, phần rốn của bạn sẽ bị đẩy ra phía ngoài. Như vậy, khi rốn ma sát với lớp quần áo, có thể hơi gây khó chịu, thậm chí gây đau cho mẹ bầu. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách, mặc quần áo mềm mại hoặc dùng bông mềm băng rốn lại.

Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Những nguy hiểm không ngờ đối với mẹ bầu
Khi mang thai, nhiều người hạn chế không đi ra đường vì sợ những nguy hiểm thường trực trên đường phố. Thật ra, không chỉ ngoài đường mà trong chính ngôi nhà “an toàn” của bạn cũng tìm ẩn những mối nguy hại đến bạn và thai nhi đấy. Bạn đã biết chưa?

4/ Thoát vị rốn

Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ trên cơ bụng. Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng thỉnh thoảnh cũng xuất hiện ở người lớn, do tăng áp lực ổ bụng khi tăng cân quá nhiều. Đa số các trường hợp có thể khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp, mẹ phải thực hiện một tiểu phẩu để giải quyết tình trạng này.

5/ Nhiễm trùng đường ruột

Nếu bị đau quặn, dữ dội ở vùng bụng xung quanh rốn kết hợp với buồn nôn, tiêu chảy và sốt, có thể bạn đang đối mặt với tình trạng nhiễm trùng đường ruột rất nguy hiểm. Ói mửa và tiêu chảy có thể gây ra các cơn co thắt của tử cung. Đồng thời, nhiễm trùng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tình trạng này.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Thường xuyên đau bụng khi mang thai
  • Có bầu hay bị đau bụng trên

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *