Đau xương mu tháng cuối thai kỳ - Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý!

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ - Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý!

Nếu chỉ là tình trạng đau xương mu, khớp hạng hay xương cụt trong giai đoạn trước 37 tuần thai, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng, bởi đây cũng chỉ là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu đau xương mu tháng cuối thai kỳ đi kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều, mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần chào đón bé cưng.

Thời điểm những cơn đau xương mu báo hiệu mẹ sắp sinh

Trong quá trình mang thai và cho tới tháng cuối thai kỳ, các cơn đau vùng xương mu không gây nguy hiểm mà chỉ mang đến cảm giác khó chịu và mệt mỏi. Nếu các cơn đau xuất hiện dồn dập này xuất hiện từ tuần 37 trở đi có thể là dấu hiệu bé yêu đã muốn chào đời!

Mẹ cũng cần lưu ý thêm, trước tháng cuối thai kỳ, khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa vì đây có thể đây là dấu hiệu của sinh non.

Tại sao tháng cuối thai kỳ những cơn đau xương mu dồn dập?

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, những điều khó chịu nhất bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt sau tuần thai 37, nhiều mẹ bầu bị đau dữ dội vùng xương mu tới mức cảm thấy không thể di chuyển.

Xương mu là một phần xương của vùng xương chậu. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng, do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ gây đau vùng xương mu. Từ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể cảm thấy đau nhức vùng xương mu.

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ - Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý!

Ở tháng cuối thai khi, mẹ tránh đi lại, ngồi đúng tư thế để hạn chế cơn đau xương mu

Ở tháng cuối thai kỳ, có nhiều lý do khiến những cơn đau xương mu dồn dập hơn, nhưng cụ thể nhất là 5 nguyên nhân sau:

  • Bé yêu quay đầu: Vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể nên vào những tuần cuối của thai kì, đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn, cơ thể tiết ra một hóc môn relaxin, progesterone làm các khớp vùng khung chậu sẽ bắt đầu giãn nở nhiều hơn để sẵn sàng đón bé yêu chào đời. Vì vậy mà mẹ bầu sẽ thấy mình dễ bị ê mỏi vùng khung chậu và xương mu.
  • Mẹ bầu thiếu can-xi: Theo cách chuyên gia, các cơn đau dồn dập vùng xương mu, xuất hiện có thể do mẹ bị thiếu canxi. Điều này khiến các khớp xương trở nên yếu ớt hơn dễ bị nhức mỏi. Ở giai đoạn thai nhi quay đầu xuống các cơn đau nhói xuất hiện nhiều hơn và sẽ biến mất khi bé yêu quay đầu hoàn toàn. Một số ít trường hợp mẹ sẽ bị đau dữ dội cho đến khi bé chào đời.
  • Mẹ có tiền sử bị thoái hóa khớp, thoát vị địa đệm: Nếu mẹ có tiền sử với hai bệnh này cũng dễ bị tình trạng đau xương mu ở tháng cuối. Cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống. Đó cũng là lý do đau lưng khi mang thai tháng cuối ám ảnh mẹ.
  • Vận động, đi lại nhiều: Những tuần thai cuối là thời điểm mẹ nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại và vận động mạnh vì điều này sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực cao cũng gây đau. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau ở háng, lưng, bẹn, hông và bên trong đùi.

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ - Dấu hiệu sắp sinh mẹ cần lưu ý!

“Đọc vị” ngay các dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần
Những ngày cuối thai kỳ, mẹ nào cũng đầy hồi hộp, ngóng trông khoảnh khắc bé yêu sẽ chào đời. Đôi khi, ngày dự sinh sẽ không chính xác bằng các dấu hiệu của cơ thể. Mẹ ơi, cùng "điểm danh" những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần nhé.

Mẹo hạn chế cơn đau

Đau xương mu là một phần thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai, “sống chung với lũ” một cách vui vẻ sẽ giúp cải thiện tâm lý của mẹ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để mẹ hạn chế cơn đau:

  • Duy trì tư thế đúng, lưng thẳng, có gối tựa sau lưng nếu ngồi.
  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng. Có thể sử dụng đai đeo thắt lưng để đỡ xương chậu, giảm trọng lượng đề lên khớp mu, hỗ trợ giảm đau.
  • Mang các loại dép bằng, đế thấp.
  • Tránh đứng một tư thế quá lâu.
  • Khi ngủ sử dụng gối cho bà bầu, nằm nghiêng bên thuận.
  • Bổ sung đầy đủ can-xi.

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu bình thường, mẹ không nên tự ý mua thuốc giảm đau mà không có chỉ định của bác sĩ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *