Dạy con ngoan: Làm gì khi trẻ thích nói “Không”? (Phần 2)

shape

31 Oct

Julia PhạmOct 31, 2019

Dạy con ngoan: Làm gì khi trẻ thích nói “Không”? (Phần 2)

Biến nhiệm vụ thành trò chơi
“Tôi cố gắng đối phó với sự bướng bỉnh của con bằng cách làm cho nhiệm vụ trở nên vui vẻ hơn. Việc ngồi bô trước khi rời khỏi nhà có lẽ là một trận chiến bất tận, vì vậy bây giờ chồng tôi hay cõng bé “bay” vào phòng tắm. Khi đến được nhà tắm, bé đã có tràng cười sảng khoái và sẵn sàng ngồi bô”, Minh Vy, Bến Ninh Kiều, Cần Thơ

“Để bé yêu của tôi chịu đánh răng luôn luôn là một cuộc chiến không dễ dàng. Ba mẹo sau đã giúp tôi: 1) Bài hát “Chiếc bàn chải đánh răng ” của Thúy Hạnh do bé Hương Giang hát; 2) Cho bé ngồi nhìn ba mẹ đánh răng mà không yêu cầu bé phải làm theo; 3) Một tuýp kem đánh răng không có fluor dành cho trẻ em với mùi vị dễ chịu và an toàn nếu bé có lỡ nuốt phải”, Vân Anh, Phường Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai

“Cô công chúa 2 tuổi của tôi sẽ không bao giờ hợp tác vào thời điểm đánh răng. “Không!” bé hét lên, và kẹp chặt miệng lại, ngay cả khi đưa cho bé loại kem đánh răng có mùi vị thơm ngon của trẻ em. Mẹo của tôi là không bảo bé phải đánh răng mà hãy gầm lên như một con sư tử, gầm lớn như vua sư tử ấy. Bé thích thú làm điều này và không để ý rằng tôi đã trượt bàn chải đánh răng vào trong miệng bé và chải răng trong khi bé cố gắng gầm rú”, Kim Liên, Huyện Mỏ Cày, Bến Tre

Dạy con ngoan: Làm gì khi trẻ thích nói “Không”? (Phần 2)
Sử dụng biện pháp tâm lý ngược
“Khi tôi đã nghe nói “Không” quá nhiều lần từ bé 2 tuổi rưỡi của mình, tôi chỉ nói rằng, “Ồ, được rồi, tự mẹ sẽ làm điều đó vậy.” Bé con luôn luôn lặp lại ngay một cách máy móc với sự độc lập quyết liệt và nói, “Không, tự con sẽ làm điều đó thật giỏi!”. Và thế là bé thực hiện mà không cần tôi phải la mắng”, Mỹ Chi, quận 12, TP Hồ Chí Minh

“Khi bé cự tuyệt chiếc bô, tôi nói, “Bé không ngồi bô sao?”. Sau đó, khi bé chịu ngồi bô, tôi nói: “Ồ, bé yêu đã ngồi bô!” và thọc lét bé để biến việc đó thành một trò chơi”, Hồng Nhung, Thị xã Bắc Giang

Khiến bé tập trung sự chú ý
“Khi yêu cầu Gia Khiêm 3 tuổi nhà mình làm một điều gì đó như mặc quần áo, thu dọn đồ chơi, vợ chồng mình đặt tay trên cánh tay của bé và nhìn thẳng vào mắt bé trước khi yêu cầu bé làm một việc nào đó. Điều đó thực sự khiến bé trở nên chú ý và hợp tác”, Vợ chồng Đức Trung và Thanh Nhàn, Quận 2, TP. HCM

Bỏ đi
“Bé gái của tôi mới lên 2 tuổi, gần đây có thói quen nói “Không”. Khi bé nói “Không” với việc thay tã, ăn uống, mặc quần áo hoặc bất cứ điều gì có thể, tôi chỉ đơn giản nói: “Được rồi, vậy thì mẹ sẽ đi rửa chén” và rời khỏi phòng. Chỉ không mất quá năm giây là bé bắt đầu gọi tôi trở lại và sau đó, bé đã sẵn sàng cho bất cứ điều gì cần làm. Tôi nhận ra một điều là hành động phản kháng của bé chỉ để được chú ý, nên nếu tôi tỏ ra bình thản và bỏ đi, bé sẽ tìm cách lấy lại sự chú ý bằng cách nghe lời”, Hồng Hà, Gia Kiệm, Đồng Nai

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *