Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

shape

01 Mar

Cha Mẹ TốtMar 01, 2020

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Khi bé chuẩn bị đi học cũng là lúc bắt đầu dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Mỗi kỹ năng nhỏ là hành trang cần thiết khi trẻ bắt đầu hành trình một mình, rời ra mái ấm gia đình. Một trong những kỹ năng quan trong cần dạy sớm cho trẻ chính là tự bảo vệ bản thân trước người lạ và tình huống khẩn cấp.

Từ khi mẹ biết tin mang thai thiên thần nhỏ đã nhận được tình yêu thương vô bờ của bố mẹ và những người thân. Sinh trưởng và lớn lên trong sự bảo bọc của gia đình là môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ mầm non. Cùng với thời gian, trẻ lớn lên cũng đồng nghĩa với việc sẽ làm quen với môi trường trường học và xã hội nhưng cha mẹ không thể lúc nào cũng ở bên trẻ 24/24 vì vậy cần dạy trẻ biết cách bảo vệ bản thân để trẻ nhận thức về những mối nguy hiểm hay các đối tượng nguy hiểm.

1. Không ai được chạm vào vùng kín cơ thể

Gần đây những thông tin về việc xâm hại tình dục trẻ em, có nhiều trường hợp là bé còn rất nhỏ, ở lứa tuổi mầm non khiến xã hội bức xúc và đau lòng. Điều này nhắc nhở bố mẹ cần phải sớm dạy trẻ những nguyên tắc cần thiết để tránh những cái chạm cố ý.

Ngoại trừ ba mẹ giúp trẻ trong việc tắm rửa khi bị bệnh hoặc trong một số tình huống y tá, bác sĩ thăm khám sức khỏe có sự giám hộ của người thân còn lại không ai được tùy tiện chạm vào cơ thể trẻ, đặc biệt là những vùng nhạy cảm.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Không ai có quyền chạm vào cơ thể bé trừ cha mẹ

Mẹ có thể giải thích với con đó là những bộ phận riêng tư và bí mất không phải ai cũng có quyền xem. Giải thích với con rằng ba mẹ có thể thấy con ở trần, còn những người khác thì không. Nếu trẻ còn nhỏ, cần mẹ hỗ trợ tắm mỗi ngày, nhân dịp chỉ có hai mẹ con, mẹ có thể thủ thỉ: “Mẹ có thể chạm vào vùng kín của con. Ngoài mẹ ra không ai được phép sờ. Bất cứ ai sờ vào vùng kín của con như vậy đều là người xấu”.

2. Quy tắc mật mã với người lạ

Đi theo người lạ trong bất kỳ tình huống nào đều không được. Mẹ nên dạy trẻ không được nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ ai và cũng không được đi theo họ, dù ở bất cứ nơi đâu. Tập nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ.

Khi trẻ bắt đầu có thể ghi nhớ các cụm từ dài hơn mẹ có thể thống nhất với con một mật mã hoặc mật khẩu riêng để bé có thể dùng trong tình huống cảm thấy bất an, nguy hiểm. Mật mã này có thể áp dụng khi bé ở nhà một mình và có người lạ tới gọi cổng.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Top 5 món đồ chơi cho bé giúp kích thích trí não
Đồ chơi cho bé từ 1 tuổi trở lên vừa phải mang lại niềm vui, sự thích thú, vừa phải giúp bé cưng phát triển trí não, kích thích sự sáng tạo. MarryBaby mách mẹ 5 món đồ chơi cho bé đạt đủ 2 tiêu chí vừa chơi vừa học. Mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

3. Ứng xử khi bị lạc

Nếu không may bị lạc cha mẹ ở chốn đông người, dạy trẻ bình tĩnh, đứng yên một chỗ chờ người thân đến đón. Trang bị cho trẻ một số vậy dụng cần thiết có thể hỗ trợ khi bị lạc như còi hoặc lá cờ màu sắc đặc trưng. Ngoài ra mẹ cũng cần dạy con luyện tập hét thật to tên ba mẹ hoặc chỉ đơn giản là “Ba ơi!”, “Mẹ ơi!” vì như thế bố mẹ mới có thể nghe thấy và tìm bé được.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Cách dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần sự mềm mỏng và khéo léo

Ở độ tuổi mầm non, từ lớp Mầm trẻ có thể bắt đầu ghi nhớ tên địa chỉ nhà ở, số điện thoại của ba mẹ. Khi bị lạc, trẻ có thể liên lạc hoặc cung cấp thông tin cho mọi người, công anđể tìm được về với ba mẹ.

4. Trò chơi đóng vai

Đóng vai là một hoạt động tự nhiên và vừa chơi vừa học kỹ năng sống mà nhiều bé sẽ thích thú. Để trẻ hiểu rõ hơn vấn đề nào đó ba mẹ có thể đóng giả định một số tình huống khác nhau hoặc lồng ghép vào những câu chuyện để bé dễ hình dung ra khi gặp người lạ.

Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng như ba, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của trẻ. Ngoài ra, không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác, kể cả người nhận là bạn của ba mẹ, thậm chí biết cả tên bố mẹ.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non: Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Vì sao bé sợ người lạ?
Trong một vài tháng đầu tiên, mẹ thấy con hầu như không có phản ứng khi được bế bởi những người mà bé chưa từng gặp trước đó. Nhưng chuyện gì đã tạo ra sự thay đổi khi bé lớn hơn? Phải chăng con đang trở nên nhút nhát?

5. Quy tắc 5 ngón tay

Hướng dẫn trẻ tránh xa những người chưa tốt bằng nguyên tắc 5 ngón tay đơn giản:

  • Ngón cái: Tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà hỗ trợ một sốt hoạt động cá nhân.
  • Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Bé có thể vui chơi thoải mãi như không được chạm vào vùng kín.
  • Ngón giữa: Người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ cần chào hỏi lễ phép, không tiếp xúc gần.
  • Ngón áp út: Những người lần đầu gặp gỡ và bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
  • Ngón út: Người xa lạ và  bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như kỹ năng tự bảo vệ bản thân tuy không khó nhưng cần sự kiên trì của ba mẹ và người thân để hạn chế tình huống xấu với trẻ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *