Đẩy lùi triệu chứng đau chân khi mang thai

shape

30 Nov

Julia PhạmNov 30, 2019

Đẩy lùi triệu chứng đau chân khi mang thai

Đẩy lùi triệu chứng đau chân khi mang thai

Đau chân khi mang thai là một trong những nỗi ám ảnh của các bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ

1/ Nguyên nhân thường gặp của đau chân khi mang thai

Việc tăng cân trong thời gian mang thai là một trong những nguyên nhân gây đau lưng và chân. Ngoài ra, do hormone cơ thể sản sinh nhằm nới lỏng dây chằng, chuẩn bị cho quá trình vượt cạn cũng chịu trách nhiệm cho những cơn đau chân của mẹ bầu. Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên, một số điều kiện về sức khỏe cũng có thể gây đau chân khi mang thai:

– Đau thần kinh tọa

Theo chuyên gia Khoa Sản  tại đại học Washington, nguyên nhân phổ biến nhất gây đau chân khi mang thai là đau thần kinh tọa. Điều này biểu hiện với triệu chứng đau đùi dưới, hông và mông bởi vì dây thần kinh hông bị nén. Dây thần kinh này bắt đầu ở lưng dưới và chạy xuống chân của bạn cho đến hết bàn chân. Trong thời gian mang thai, đau thần kinh tọa thường do kích thước tử cung tăng lên đè lên các dây thần kinh. Điều này có thể gây ra đau, tê, hoặc ngứa ran.

Đẩy lùi triệu chứng đau chân khi mang thai

Đau bụng khi mang thai: Khi nào mới đáng lo?
Lần đầu mang thai, bạn sẽ cảm thấy lo lắng đến mức đứng ngồi không yên nếu có bất kỳ điều gì "có vẻ" nguy hiểm, nhất là những triệu chứng có liên quan đến vùng bụng. Không phải bất cứ triệu chứng đau bụng khi mang thai nào cũng nguy hiểm đâu mẹ ơi.

– Thiếu chất và chuột rút

Một số trường hợp đau chân chỉ đơn giản do chuột rút ở chân, thường phổ biến nhất trong ba tháng cuối thai kỳ. Chuột rút ở chân cũng có thể là do sự thiếu hụt muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác như magiê và canxi. Thai nhi sẽ tự động lấy đủ số lượng các chất dinh dưỡng mà bé cần từ đó làm chất dinh dưỡng trong máu xuống thấp hơn mức bình thường. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn không chắc chắn liệu bổ sung magiê, muối canxi hoặc các chất bổ sung khác có thể giúp ngăn ngừa đau chân.

2/ Khi nào nên đi khám bác sĩ

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ khi các cơn đau xảy ra thường xuyên thay vì thỉnh thoảng. Luôn luôn báo cho bác sĩ biết về những cơn đau chân vì nó có thể là dấu hiệu một cái gì đó nghiêm trọng hơn như u xơ tử cung hoặc tụ máu ở chân chẳng hạn. Đặc biệt chú ý nếu bạn ngồi xe lâu hay máy bay và đau đúng một chân tập trung dọc theo mặt sau của bắp đùi hay đầu gối và kèm theo sưng hoặc đỏ.

Đẩy lùi triệu chứng đau chân khi mang thai

Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ để bảo đảm dinh dưỡng cho bé cưng mà còn dùng làm năng lượng dự trữ để chuẩn bị cho mẹ trong cuộc hành trình “vượt cạn” sắp tới

3/ Xử trí triệu chứng đau chân

– Đau dây thần kinh tọa: Cách dễ nhất để trị một cơn đau chân do dây thần kinh là nằm ngược hướng chân bị đau, điều này sẽ làm giảm bớt những áp lực trên dây thần kinh. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tránh mang vác các vật nặng hay thường xuyên đứng quá lâu. Bạn cũng có thể dùng túi chườm để đắp lên chỗ đau. Trong một số trường hợp, bơi có thể giúp bạn hạn chế những cơn đau do dây thần kinh mang lại.

– Chuột rút: Khi bị chuột rút, mẹ bầu nên cố gắng duỗi chân ra ngay lập tức. Duỗi thẳng gót chân và bắt đầu thử gập các ngón chân, cử động mắt cá chân. Cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất. Mẹ bầu cũng có thể thử nhờ anh xã massage chân khi bị chuột rút.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *