Dạy trẻ vào bếp

shape

01 Nov

Martin NguyenNov 01, 2019

Dạy trẻ vào bếp

Phần lớn các bậc phụ huynh thường cho rằng chỉ con gái mới cần dạy làm bếp. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hết sức sai lầm mà bạn nên thay đổi. Lối nghĩ sai trăm phần trăm này sẽ khiến các bé trai khi lớn lên ít quan tâm hay có trách nhiệm với những khó khăn của mẹ, chị và vợ của trẻ trong việc tề gia nội trợ. Thực tế, con trai và con gái đều cần được học kỹ năng sống quan trọng này.

Bốn mẹo đơn giản dưới đây của cô Cheryl Sternman Rule, tác giả sách dạy nấu ăn Ripe sẽ giúp bạn cách đơn giản nhất để dạy con vào bếp.

1. Giữ tâm trạng tươi vui

Nhà bếp thường tràn ngập các thiết bị tiềm ẩn nguy hiểm như lò nóng hay dao nhọn sắc cạnh. Những mối nguy hiểm tiềm tàng này có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng khi bắt đầu dạy trẻ vào bếp, nhưng hãy cứng rắn lên. Bạn nên biết trẻ có thể đọc được sự lo lắng, nên nếu bạn không thoải mái, trẻ cũng sẽ không thoải mái. Điều bạn cần làm là giám sát trẻ chặt chẽ và nhận thức được các mối nguy hiểm, nhưng hãy tiếp tục mục đích chính bằng giọng lạc quan và đôi mắt “biết cười”.

2. Thỏa thuận chứ không thỏa hiệp.

Trẻ đón nhận cơ hội mới tốt nhất khi tiếng nói của trẻ có trọng lượng trong vấn đề, vì thế bạn hãy để trẻ góp một phần ý kiến trong quá trình thực hiện. Nếu trẻ muốn làm bánh quy, bạn cứ để trẻ làm. Nhưng bài học kế tiếp sẽ do bạn định đoạt! Hãy luân phiên thay đổi giữa những điều trẻ muốn, thích làm và những thứ tốt cho sức khỏe hơn mỗi ngày, như từ bánh quy và bánh nướng đến xà-lách và nước sinh tố.

Dạy trẻ vào bếp

Để bé tự tay làm những món ăn mà bé yêu thích

3. Lưu ý các thuật ngữ chuyên môn.

Trẻ như một trang giấy trắng, và những từ như cuốn, rang, rán và xào là vô nghĩa nếu không được định nghĩa rõ ràng. Vì vậy, ban đầu bạn nên thay bằng những từ ngữ giản đơn hơn thay vì dùng “thuật ngữ chuyên ngành” với trẻ. Dẫu vậy, hiểu rõ một thuật ngữ mới là một phần của việc xây dựng kỹ năng. Hơn nữa, trẻ giống như một miếng bọt xốp khi tiếp nhận ngôn ngữ và sẽ sớm sử dụng những từ chuyên ngành mới một cách tự nhiên hơn.

4. Đi chuyên sâu hơn.

Dạy trẻ làm bếp cũng là cơ hội để giới thiệu với trẻ về văn hóa, lịch sử gia đình, dinh dưỡng, chính kiến về thực phẩm và cái đói. Tùy vào độ tuổi của con mà bạn cần cân nhắc “nêm” thêm vào bài học một cách nhẹ nhàng những vấn đề thâm thúy hơn, nhưng tránh nặng tay về đạo đức. Thay vào đó, bạn hãy giới thiệu với trẻ những vấn đề rộng lớn hơn xung quanh thực phẩm. Có như vậy, bạn mới không chỉ giáo dục định hướng cho một đầu bếp tương lai, mà còn gây ảnh hưởng đến suốt đời một người ăn.

Đừng quên mục tiêu cuối cùng của bạn không phải là yêu cầu trẻ tạo ra các món ăn chất lượng ngang ngửa nhà hàng, mà là thúc đẩy lòng tự trọng và khuyến khích trẻ phát triển tính độc lập. Nếu vào cuối các buổi học, trẻ vui vẻ và thích thú khi dành thời gian trong bếp, bạn đã hoàn thành rất tốt mục tiêu ban đầu rồi đó.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *