Để bé ngủ cạnh mẹ được an toàn
Tuy nhiên để trẻ nhỏ ngủ cùng bố mẹ sao cho an toàn, tranh nguy cơ đột tử trẻ sơ sinh và mang lại hiệu quả cao nhất, các bậc phụ huynh cần tham khảo những lời khuyên sau:
Những lợi ích khi cho bé ngủ chung với người lớn
Ngủ cạnh con ngay từ khi bé mới chào đời sẽ giúp các thành viên trong gia đình có thêm thời gian gần gũi, âu yếm thành viên mới chào đời, qua đó gia tăng sự gắn kết, tình cảm giữa bố mẹ và con hơn.
Khi bé còn trong thời gian cho bú thì việc nằm chung cùng mẹ sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn rất nhiều so với việc phải đến nôi để ẵm và đặt bé trở nằm yên lại trong nôi sau khi cho bú xong.
Theo nghiên cứu của Tiễn sĩ Nils Bergman (Đại học Cape Tow) qua theo dõi 16 trẻ sơ sinh ngủ cùng mẹ và ngủ một mình thì kết quả cho thấy, tim của những em bé ngủ một mình đập nhanh gấp 3 lần, đồng nghĩa với việc tim phải chịu sức ép cao gấp 3 lần so với trẻ ngủ cùng mẹ.
Khi bé ngủ chung với bạn, bạn sẽ có cảm giác yên tâm hơn khi luôn có mặt bên cạnh bé so với việc để bé ngủ một mình. Ngoài ra khi bé khóc, giật mình hay ọ ẹ thì bạn cũng có mặt bên cạnh để nhanh chóng vỗ về giúp bé ngủ tiếp dễ dàng hơn.
Một số lưu ý khi cho bé ngủ chung
Như trên đã trình bày, việc để bé ngủ cùng bố mẹ mang lại những ưu điểm thiết thực nhưng để đảm bảo an toàn cho con, trong trường hợp này bạn nên lưu ý những điểm sau:
Theo nghiên cứu thì trẻ dưới 8 tháng tuổi không thể tự thoát ra nếu bị gối, chăn, mùng mền đè lên do đó bạn nên bỏ hết các loại gối, chăn vật dụng không cần thiết ra khỏi giường ngủ để tránh trường hợp những vật này làm bé bị ngạt thở.
Nếu điều kiện cho phép, bạn có thể sử dụng loại giường dành cho trẻ sơ sinh.
Chọn loại nệm phẳng hoặc nệm cứng vì nếu đệm quá mềm dễ làm bé lăn tròn và che đường thở. Ngoài ra nệm mua cần phải vừa khít giường sao cho không để khoảng trống giữa giường đệm để tránh trong quá trình ngủ bé có thể cọ quậy di chuyển vào lọt vào khoảng trống này.
Nếu một bên giường có tường thì tốt nhất bạn nên để bé nằm giữa bạn và tường để tránh quá trình ngủ bé không bị lăn xuống sàn hoặc sử dụng tấm chắn ở giường để bé không lăn xuống.
Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, không cho bé nằm sấp (bạn có thể sử dụng gối chặn ở hai bên người bé để giữ tư thế ngủ của bé không lăn nằm sấp xuống)
Quần áo của bạn cần gọn gàng, không nên mặc đồ ngủ có dây thắt hay dải ruy băng và khi ngủ nên quấn tóc gọn gàng tránh trường hợp váy ngủ hoặc tóc của bạn phủ đè lên người bé trong khi bạn đang ngủ.
Những trường hợp trẻ không nên ngủ chung
Tuy bé ngủ cùng bố mẹ mang lại những lợi ích nhưng có một số trường hợp không nên để trẻ ngủ chung với người lớn. Những trường hợp này bao gồm:
Người lớn hút thuốc lá; uống rượu, bia hoặc các chất kích thích, gây nghiện do khói thuốc có hại, ngoài ra bố hoặc mẹ đang chịu ảnh hưởng của các chất kích thích sẽ không làm chủ được mình, thiếu tỉnh táo có thể vô tình gây hại cho bé.
Để bé ngủ cạnh mẹ trong thời gian đầu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ lẫn bé.
Đang bị bệnh, đang trong quá trình điều trị bệnh. Lúc này, hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu nên dễ bị lây nhiễm bệnh từ người lớn.
Khi người lớn mệt mỏi, dễ ngủ say, giấc ngủ sâu mà quên việc có trẻ nhỏ đang nằm ngủ cạnh mình mà vô tình gây hại cho bé như gác tay, chân, trùm chăn đắp làm bé bị ngạt thở…
Khi bé đã lớn hơn một chút, bạn có thể dùng nôi cho bé nằm và đặt nôi trong phòng ngủ để bạn tiện chăm sóc. Dần dần khi bé vững hơn, bạn có thể cho bé ngủ riêng.
Chư Kha
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.