Để có một thai kỳ khỏe mạnh

shape

01 Oct

Khanh ElisaOct 01, 2019

Để có một thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động để tránh những mệt mỏi, trầm cảm, biến chứng nguy hiểm khi mang thai

Trước khi mang thai

  • Lên kế hoạch, chuẩn bị  sẵn sàng về tâm lý và thể chất từ sớm sẽ hữu ích cho mẹ để có một thai kỳ khỏe mạnh phía trước
  • Nếu bạn đang dùng các biện pháp tránh thai (đặt vòng, uống thuốc ngừa thai) thì hãy ngưng sử dụng
  • Đi khám tổng quát, làm các xét nghiệm nhằm phát hiện các bệnh lý để có hướng điều trị và kiểm soát
  • Tìm bác sĩ sản mà bạn cảm thấy yên tâm và hài lòng. Chọn bệnh viện phụ sản nơi bạn dự định hạ sinh
  • Chích ngừa: cần hoàn tất các mũi chích ngừa, đặc biệt là chích ngừa chống bệnh cúm, ban đỏ (rubella) vì mắc bệnh này trong lúc mang thai thì nguy cơ em bé bị di tật bẩm sinh rất cao. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc chích ngừa trước khi có thai! (trước 3 tháng)
  • Tẩy giun (trước 2 tháng)
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc và giảm bớt các thức ăn nhiều chất béo cũng như nhiều đường, Tránh ăn gan, thịt chưa chín kỹ, rau sống chưa rửa sạch, trứng chưa chín kỹ
  • Uống nhiều nước lọc; hạn chế cà phê và trà; kiêng bia, rượu nếu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh
  • Bổ sung axit folic: ăn những thực phẩm có chứa axit folic như bánh ngũ cốc và các loại rau có lá màu xanh, đặc biệt là rau cải và mồng tơi
  • Bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc khói thuốc lá
  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc dược phẩm nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ
  • Tập thể dục thường xuyên: tập 3 lần/tuần, mỗi lần 20 phút. Đi bộ, bơi lội là những bài tập phù hợp đối với phụ nữ đang mang thai
  • Chú ý đảm bảo trọng lượng cơ thể cân đối: ko quá thừa hay thiếu cân
  • Hạn chế các sản phẩm chăm sóc cá nhân: mỹ phẩm, nước hoa…
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Kiểm tra thẻ bảo hiểm y tế xác định mức bảo hiểm cho trường hợp thai sản. Đảm bảo bệnh viên phụ sản mà bạn chọn có thanh toán phí bảo hiểm cho bạn. Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế nếu hết hạn.
  • Cố gắng giảm thiểu sự lo lắng, căng thẳng: tập yoga, đi chơi, xem phim vào dịp cuối tuần

Thụ thai

  • Ngưng uống thuốc ngừa thai (hay bất kỳ biện pháp ngừa thai nào)
  • Ăn uống hợp lý
  • Uống bổ sung axit folic
  • Không hút thuốc, uống rượu và chất gây nghiện
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, tính ngày rụng trứng
  • Chú ý theo dõi dịch tiết âm đạo để xem thời điểm có khả năng thụ thai cao nhất
  • Lập đồ thị thân nhiệt (đường biểu diễn sẽ đi lên ngay sát thời điểm rụng trứng).
  • Khuyên chồng bạn nên mặc áo quần rộng rãi, thoáng mát, không nên tắm hơi
  • Giao hợp thường xuyên, đều đặn

Ba tháng đầu thai kỳ

  • Thử thai ở nhà bằng que thử thai (một hoặc hai lần)
  • Chia sẻ tin vui với chồng
  • Xếp lịch khám thai đầu tiên với bác sĩ sản.
  • Đi khám thai lần đầu tiên: bác sĩ tiến hành các bước kiểm tra cơ bản: cảm nhận bụng của bạn, lắng nghe tim thai và cân đo chiều cao lẫn cân nặng của bạn
  • Lập danh sách những việc cần hoàn tất trước khi sinh con và bắt tay vào thực hiện!
  • Bắt đầu thực hiện bài tập Kegel (bài tập luyện cơ vùng chậu) mỗi ngày
  • Cố gắng tập thể dục đều đặn mỗi ngày: tập luyện môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu, và khiêu vũ
  • Đi khám thai lần thứ hai để làm các xét nghiệm, siêu âm
  • Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: bổ sung những thực phẩm chứa nhiều protein, sắt, canxi và carbohydrate, giàu chất xơ, vitamin A, axit folic, vitamin D… Tránh ăn thịt sống hoặc thịt chưa nấu chín, thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol, đường, muối hoặc có hàm lượng thủy ngân cao (cá mập, cá kiếm), sữa và phô mai chưa tiệt trùng, trứng sống. Dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh
  • Uống nước và đảm bảo cơ thể phải đủ nước. Uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
  • Chấm dứt những tật xấu: hút thuốc lá, uống rượu bia khi có thai
  • Uống bổ sung vi-ta-min, DHA, axit folic, sắt và canxi. (Nhớ hỏi qua ý kiến bác sĩ sản khoa trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.)
  • Tham gia lớp học tiền sản: trang bị đầy đủ kiến thức để chăm sóc bé an toàn, kỹ năng chuẩn bị sinh con, cho con bú… Trong lớp học bạn sẽ được cung cấp thêm rất nhiều kiến thức về mang thai và sinh nở
  • Ăn mặc thoải mái, thoáng mát, tránh các loại quần áo bó, chặt, tránh mang giày cao gót
  • Tránh lao động nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
  • Chọn những loại dầu và kem chống rạn dành cho phụ nữ mang thai
  • Chọn địa điểm bạn sẽ sinh con

Ba tháng giữa thai kỳ

  • Thông báo với cơ quan tin bạn mang thai.
  • Liên hệ với phòng nhân sự của cơ quan kiểm tra các thông tin về chế độ bảo hiểm y tế, chế độ lương & phụ cấp thai sản, phép thai sản mà bạn được hưởng.
  • Đi khám thai lần ba.
  • Siêu âm thai để biết được cân nặng, các chỉ số, sự phát triển của thai nhi và phát hiện dị tật.
  • Bắt đầu tìm tên để đặt cho bé.
  • Mua quần áo bầu.
  • Điều chỉnh chế độ tập thể dục vì thai ngày một lớn: đi bộ, tập yoga hay các bài aerobic nhẹ nhàng
  • Đi mát-xa cho bà bầu
  • Tiếp tục chế độ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi, cung cấp thường xuyên lượng vitamin, chất xơ và axít béo cho cơ thể, tránh các chất kích thích như: caffein, cồn, nicotin để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Tiếp tục bổ sung các loại vi chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là: sắt, canxi, Vitamin A,B,C,D, axit folic… Uống theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng
Để có một thai kỳ khỏe mạnh

Mẹ cần tiếp tục chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên đi khám để theo dõi tình trạng của bé.

Ba tháng cuối thai kỳ

  • Xác định thời điểm bạn nghỉ phép thai sản và thông báo với cấp trên và phòng nhân sự
  • Chọn bác sĩ nhi khoa.
  • Lập danh sách những đồ đạc cần chuẩn bị và mua sắm
  • Đi mua sắm đồ đạc
  • Mua nôi/cũi và nệm.
  • Mua tủ quần áo.
  • Trang trí phòng dành cho bé.
  • Tiếp tục mát-xa cho bà bầu.
  • Đi khám thai hàng tuần cho đến ngày sinh. Chia sẻ với bác sĩ những thắc mắc và lo lắng của bạn về quá trình sinh nở.
  • Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống sạch sẽ, bổ sung đạm, tinh bột, chất béo, hạn chế ăn mặn, tránh chất kích thích (caffein, cồn…), nên uống nhiều nước lọc
  • Tiếp tục bổ sung các loại vitamin (A, B, C, D…), khoáng chất (canxi, sắt, kẽm…)
  • Tập hợp số điện thoại và địa chỉ email của những người mà bạn sẽ thông báo sau khi sinh xong.
  • Sắp xếp đồ đạc vào một giỏ xách lớn, luôn sẵn sàng để mang đi đến bệnh viện bất kỳ lúc nào.
  • Chọn tên cho bé.
  • Mang toàn bộ quần áo mới mua của bé đem giặt, xếp lại, cho vào tủ.
  • THƯ GIÃN và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trước ngày lâm bồn sắp tới.

Ngày hạ sinh

  • Khi có dấu sinh thì lập tức đến bệnh viện. Đừng quên mang theo giỏ đồ đạc đã chuẩn bị sẵn.
  • Thông báo với bác sĩ sản của bạn.
  • Thông báo với người thân.
  • Giữ thái độ bình tĩnh, lạc quan.

Sau khi sinh

  • Gần gũi, tiếp xúc ngay khi bé ra đời
  • Thông báo với tin vui với mọi người!
  • Chụp ảnh bé.
  • Cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt.
  • Tranh thủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể.
  • Đưa bé đi khám nhi lần đầu tiên để tiêm chủng những mũi cơ bản.
  • Nếu bạn sinh mổ, hãy đi khám để bác sĩ kiểm tra vết mổ.
  • Kiểm tra tổng quát cho bé định kỳ 2 tuần/lần.
  • Đăng ký làm giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm y tế cho bé

MarryBaby 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *