Để giảm nghén khi mang thai cần kiêng làm gì?

shape

31 Dec

Martin NguyenDec 31, 2019

Để giảm nghén khi mang thai cần kiêng làm gì?

Bà bầu ốm nghén nên tránh làm việc quá sức

Ở mức độ vừa phải, việc giữ cho bản thân hoạt động sẽ giúp phân tán sự chú ý của cơ thể vào cảm giác buồn nôn và giúp mẹ giảm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ quá gắng sức làm việc hay tập luyện sẽ gây tác dụng ngược lại. Khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ thường dễ mệt mỏi và trở nên vô cùng nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc. Chính vì vậy, cần tránh để cơ thể rơi vào mệt mỏi. Trong quá trình làm việc, mẹ cần dành ra nhiều thời gian thư giãn hơn trước đây. Đồng thời, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng bằng hình thức đi bộ và các động tác thư giãn tay, chân để đỡ đau nhức, khó chịu.

Để giảm nghén khi mang thai cần kiêng làm gì?

Muốn giảm nghén khi mang thai, mẹ nên nghỉ ngơi và không nên gắng sức khi làm việc hay tập luyện

Tránh những thực phẩm dễ gây buồn nôn

Tất nhiên, mẹ bầu nào cũng mong muốn mình vẫn ăn uống thoải mái trong suốt thai kỳ. Thế nhưng, tình trạng ốm nghén khi mang thai lại không cho phép mẹ tiếp cận với khá nhiều loại thực phẩm. Tùy theo cơ địa của từng mẹ, một số loại thực phẩm nào đó sẽ khiến tình trạng nôn nghén càng trở nên tồi tệ hơn. Chẳng hạn, có nhiều mẹ sợ mùi cá, tảo hay rong biển. Nhiều mẹ khác lại không chịu được mùi thịt bò hay tiêu, tỏi… Có những mẹ nghén đến nỗi chẳng ăn được gì ngoài cơm trắng. Như vậy, để giảm nghén khi mang thai, các mẹ nên chú ý tránh ăn các loại thực phẩm kích thích cơn buồn nôn của mình. Đồng thời, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu để không bị thiếu chất. Mẹ sẽ thấy rằng, 3 tháng đầu trôi qua rất nhanh và tình trạng nghén khi mang thai sẽ giảm dần rồi biến mất.

Để giảm nghén khi mang thai cần kiêng làm gì?

Tuyệt chiêu ăn vặt để "trị" ốm nghén
Chia nhỏ bữa ăn, ăn liên tục hay "kết thân" với gừng là lời khuyên mẹ bầu ốm nghén thường xuyên được nghe nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu những cách trên vẫn không làm cơn ốm nghén dịu đi, có thể bầu nên làm quen với người bạn mới dưới đây

Tránh thức khuya và để bản thân thiếu ngủ

Các chuyên gia đã nhận định rằng, tình trạng nghén khi mang thai thường nặng hơn khi mẹ mệt mỏi. Nếu để bản thân thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ hay ngủ quá trễ, mẹ sẽ rất dễ trải nghiệm 3 tháng đầu thai kỳ với tình trạng ốm nghén nặng nề hơn. Để giảm nghén khi mang thai, mẹ nên vào giường sớm mỗi tối và thư giãn, tập thói quen xa rời những thiết bị như điện thoại, máy tính bảng hay laptop, TV vì chúng có thể khiến mẹ thức khuya hơn. Mẹ cũng đừng quên tranh thủ giấc ngủ trưa để giúp cơ thể khoan khoái hơn trong suốt buổi chiều nhé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng các bí quyết để có giấc ngủ ngon khi mang thai đã được chia sẻ trên MarryBaby.

Tránh để cơ thể mất nước

Ốm nghén đi kèm những cơn buồn nôn liên tục, kèm theo đó là tình trạng đi tiểu nhiều trong những tháng đầu tiên sẽ khiến mẹ dễ bị mất nước và càng thêm mệt mỏi, uể oải. Mẹ ơi, hãy luôn để cơ thể tươi tắn, thoát khỏi tình trạng “khô héo” nhé. Nếu quá bận bịu đến quên cả việc uống nước, mẹ hãy nhớ mang theo một bình nước bên mình để dễ ghi nhớ, đồng thời đổ đầy nước ngay khi thấy bình hết nước. Bằng cách này, mẹ sẽ tạo được cho mình thói quen uống nhiều nước.

Để giảm nghén khi mang thai cần kiêng làm gì?

Khi chọn bình nước bằng nhựa, mẹ nên lưu ý tránh xa thành phần BPA nhé

Tránh nhịn đói

Không phải vì bị nôn nhiều mà mẹ tránh né chuyện ăn uống. Viêc để bụng rỗng thậm chí còn làm tăng tình trạng nghén khi mang thai. Nếu mẹ không ăn được nhiều, cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần và ăn thường xuyên 1-2 giờ một lần để đảm bảo đủ năng lượng cho cơ thể, đồng thời giảm đi cảm giác buồn nôn.

Để giảm nghén khi mang thai cần kiêng làm gì?

Mẹo hay trị chứng ốm nghén buổi sáng
Mang thai là điều tuyệt vời nhất với những bạn luôn mong ngóng tin vui, nhưng niềm hạnh phúc này đôi khi còn đi kèm với những cảm giác khó chịu. Một trong những cảm giác đó chính là cơn buồn nôn vào buổi sáng, khiến khởi đầu ngày mới của bà bầu không thể tệ hơn. Đừng lo, 12 mẹo sau sẽ giúp bạn...

Tránh di chuyển nhiều bằng ôtô

Với những mẹ bầu vốn đã bị say xe từ trước, việc di chuyển bằng ôtô trong thời gian thai nghén càng trở thành một cực hình khó chịu. Nếu đây là việc bất khả kháng, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có được một loại thuốc chống say xe thích hợp. Một trong những cách tốt để giảm tình trạng say xe là bổ sung thêm vitamin B6. Ngoài ra, mẹ cũng có thể chọn ngồi ghế trước của xe để bớt cảm giác lắc lư, mệt mỏi.

Tuy nguyên nhân gây ốm nghén thường được nhắc đến nhất chính là sự thay đổi hormone, những sai lầm như ăn uống không chọn lọc, làm việc quá sức hay ngủ quá ít cũng góp phần không nhỏ khiến mẹ bầu càng ốm nghén nặng hơn. Cách trị ốm nghén khi mang thai là mẹ nên tránh những sai lầm kể trên để tránh những mệt mỏi không cần thiết trong giai đoạn đầu thai kỳ.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *