Đẻ không đau: Không phải muốn là được!

shape

30 Sep

Julia PhạmSep 30, 2019

Đẻ không đau: Không phải muốn là được!

Thủ thuật gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau mà bà bầu nào cũng yêu cầu được “thực thi” khi chuyển dạ. Tuy nhiên, trước khi có ý định “chọn mặt gửi vàng” cho phương án đẻ không đau này, mẹ bầu cũng nên nắm rõ một vài thông tin cơ bản nếu không muốn bị “shock” khi gặp phải trục trặc.

1/ Gây tê ngoài màng cứng là gì?

Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Điều này có nghĩa, bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm vú hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang “hoành hành”.

Đẻ không đau: Không phải muốn là được!

Sự thật “trần trụi” về cơn đau đẻ
Đau đẻ như thế nào, làm sao để đẻ không đau luôn là những đề tài được các mẹ bầu lùng sục để chuẩn bị tinh thần cho việc đi đẻ. Liệu mọi chuyện có như những lời chia sẻ?

2/ Trước đẻ không đau, cần chuẩn bị như thế nào?

-Không phải bệnh viện nào cũng có dịch vụ gây tê ngoài màng cứng cho sản phụ, bởi đẻ tự nhiên vẫn được khuyến khích hơn. Có thể trong 2 tam cá nguyệt đầu, bạn tự tin rằng mình sẽ đủ dũng khí để vượt cạn tự nhiên, nhưng đến phút chót lại bị nỗi sợ đau đẻ ám ảnh và muốn đổi phương án. Vì vậy, ngay từ đầu khi chọn bệnh viện để gửi gắm chuyện sinh nở, bạn nên tính đến vấn đề liệu ở đây có cho đẻ không đau không.

-Chia sẻ với bác sĩ bạn hay thăm khám về ý định đẻ không đau của mình. Bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất để vượt qua chuyện sinh nở dễ dàng.

–Bà bầu nên nói chuyện với anh xã, người thân, hay bất cứ ai có nhiệm vụ ở bên cạnh bạn trong phòng chờ sinh về ý muốn gây tê ngoài màng cứng. Bạn nên nói rõ ý muốn khi nào cần đến mũi tiêm gây tê, khi tử cung mở 4cm hay cứ để bạn chịu đựng các cơn co thắt cho đến lúc nào không chịu được thì thôi.

-Tham khảo trước thông tin dịch vụ gây tê ngoài màng cứng ở bệnh viện.

-Luôn lên kế hoạch cho phương án dự phòng, bởi đôi khi tử cung mở quá nhanh so với dự định hoặc quá lâu quá mất thời gian. Dù ở trong tình huống nào, bà bầu cũng nên cố gắng giữ bình tĩnh, bởi rồi đâu cũng sẽ vào đó.

3/ Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng

-Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.

-Tiếp đến, bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.

Đẻ không đau: Không phải muốn là được!

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê trước khi đặt ống dẫn thuốc vào khoang ngoài màng cứng

-Sau khi gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng thuốc tê thử nghiệm. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, hít thở sâu và nhẹ nhàng, hạn chế cử động. Cuối cùng, bác sĩ định hình ống thuốc nhờ băng keo y tế.

-Nếu liều thuốc thử nghiệm ổn, một túi dịch sẽ được nối với ống mềm đã dán sẵn trên lưng, và đặt ở chế độ chảy liên tục. Thuốc có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của mẹ bầu.

4/ Ảnh hưởng của gây tê ngoài màng cứng

-Việc gây tê tại chỗ “dọn đường” cho kim tê ngoài màng cứng gây cảm giác khá đau cho mẹ bầu. Khi các kim chạm vào dây thần kinh có liên quan đến chân, bạn sẽ không tránh khỏi vài cơn đau nhói khó chịu.

-Trong lúc chuyển dạ, một số mẹ bầu cảm nhận được các cơn co thắt nhưng không hề thấy đa. Trong khi đó, lại không ít bà bầu tê liệt hoàn toàn từ núm vú đến đầu gối.

-Sau khi sinh, y tá sẽ loại bỏ các băng dán và kéo ống thông ra. Nhiều giờ liền sau đó, bạn có thể vẫn trải nghiệm cảm giác tê ở chân. Đôi khi, các mẹ còn cảm thấy yếu ở chân hoặc thậm chí tê liệt trong khoảng thời gian khá dài. Đau lưng cũng là tác dụng phụ khá phổ biển sau thủ thuật đẻ không đau.

Đẻ không đau: Không phải muốn là được!

Hồi phục cho mẹ sau khi sinh
Sau khi sinh em bé, phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều biến đổi đáng kể về thể chất và tinh thần. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm sinh lý, nhiều bà mẹ trẻ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh.

5/ Gây tê màng cứng có hại không?

Biến chứng thường gặp nhất đó chính là hiện tượng tụt huyết áp ở mẹ bầu. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hay thay đổi vị trí. Các rủi ro khác như suy thai hay bắt buộc phải mổ bắt con cũng có khả năng xảy ra. Bạn cũng có thể bị tê liệt, tổn thương thần kinh hoặc nhiễm trùng, nhưng tỷ lệ rất hiểm.

6/ Không phải ai muốn cũng được

Để thực hiện một ca gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, cơn co thắt để tiên lượng xem liệu bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này hay không. Thông thường, mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương án này với 6 nguyên nhân sau:

-Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.

-Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.

-Tình trạng thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó có thể xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.

-Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.

-Viêm nhiễm ở vùng lưng cũng cản trở việc thực hiện phương pháp này.

– Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).

7/ Xử trí thế nào khi gây tê không hiệu quả?

-Bạn sẽ được yêu cầu chuyển vị trí để kích hoạt tác dụng của thuốc.

-Bác sĩ sẽ tăng liều lượng thuốc tê hoặc thay đổi một loại thuốc khác phù hợp hơn.

-Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể là do vị trí của ống thuốc, vì vậy bác sĩ sẽ điều chỉnh lại để đảm bảo tác dụng.

-Thuốc giảm đau IV thường được sử dụng song song vởi gây tê ngoài màng cứng để hỗ trợ hiệu quả hơn đối với trường hợp bà bầu không giảm đau là mấy.

-Vận dụng kỹ năng hít thở bạn đã luyện tập trong thai kỳ để dễ chịu hơn khi các cơn co thắt liên tiếp dồn dập.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Có nên chọn phương pháp đẻ không đau?
  • Gây tê màng cứng – đẻ không đau
  • Chia sẻ về gây tê ngoài màng cứng giúp đẻ ko đau

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *