Dị tật hở hàm ếch - Những điều mẹ cần biết!

shape

01 Mar

Martin NguyenMar 01, 2020

Dị tật hở hàm ếch - Những điều mẹ cần biết!

Một điều may mắn là dị tật hở hàm ếch có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ sự can thiệp của y học hiện đại bằng phương pháp phẫu thuật. Thời gian được khuyến cáo là từ 12 đến 18 tháng đầu sau khi sinh, để kiến tạo lại môi và sửa chữa khiếm khuyết giúp gương mặt của trẻ được cải thiện một cách đáng kể.

Dị tật hở hàm ếch - Những điều mẹ cần biết!

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hở hàm ếch cao

Dị tật hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch xảy ra khi các mô của môi hoặc vòm miệng của thai nhi không phát triển. Trẻ bị hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng. Một số trẻ bị hở cả bộ phận trước và sau vòm miệng, trong khi đó có trẻ chỉ bị hở một phần.

Thường có 3 dạng khác nhau của hở hàm ếch như: Sức môi mà không bị hở hàm ếch, hở hàm ếch mà không bị sứt môi hay sứt môi và hở hàm ếch. Số trẻ gái có nguy cơ bị mắc dị tật này nhiều hơn số trẻ trai.

Đây là dị tật làm xuất hiện các dấu hiệu đặc biệt có thể nhìn thấy được nên rất dễ chuẩn đoán và được phát hiện bằng cách siêu âm trước khi sinh. Nếu hở hàm ếch không được phát hiện trước khi trẻ được sinh ra thì nó cũng được nhận dạng ngay sau khi sinh, mẹ đừng quá lo lắng nhé!

Dị tật hở hàm ếch - Những điều mẹ cần biết!

6 điểm đừng bỏ sót khi chăm sóc bé mới sinh
Mẹ biết đấy, các bé sơ sinh thật mong manh và nhạy cảm. Từng bộ phận trên cơ thể bé đều cần được chăm sóc, dù đó chỉ là móng tay hay mái tóc. Mẹ đừng quá tập trung vào một vùng nào đó mà bỏ quên những nơi còn lại nhé

Nguyên nhân gây dị tật hở hàm ếch ở trẻ

Cho tới nay các bác sĩ cũng như các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết rõ nguyên nhân chính xác làm trẻ bị mắc dị tật hở hàm ếch. Tuy nhiên, có một vài giả thuyết rằng đó là sự kết hợp của yếu tố gen di truyền và các thói quen xấu khi mang thai như hút thuốc lá và uống rượu. Nguy cơ mắc dị tật càng cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột, gia đình đã có người bị hở hàm ếch này.

Vì môi của trẻ bị hở mà không đóng kín lại được nên trẻ thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm, đặc biệt là nhiễm trùng tai. Bên cạnh đó, điếc tai hay khiếm khuyết khả năng nói, các bệnh về răng miệng như: thiếu, thừa hay dị hình răng hoặc răng mọc lộn xộn. Ngoài ra, trẻ còn gặp nhiều khó khăn khi ăn uống và bú sữa, một số bình sữa có núm vú đặc biệt có thể giúp trẻ bú dễ dàng hơn. Một số trường hợp đặc biệt, trẻ có thể sử dụng vòm miệng giả để hỗ trợ trong việc ăn uống hàng ngày.

Dị tật hở hàm ếch - Những điều mẹ cần biết!

Cho con bú nằm sai cách - Hậu quả khôn lường!
Nằm cho con bú không phải là tư thế được khuyến khích, bởi trẻ dễ bị nôn trớ hoặc ngạt thở do bầu vú mẹ đè lên. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó mà mẹ buộc phải nằm cho con bú. Vậy, bạn đã biết cách cho con bú nằm như thế nào là an toàn nhất chưa?

Điều trị hở hàm ếch ở trẻ

Với y học tiên tiến và phát triển như hiện nay có thể điều trị hiệu quả hở hàm ếch bằng cách phẫu thuật tạo hình tái tạo lại môi và hàm ếch bị hở. Trước khi tiến hành phẫu thuật trẻ sẽ được xem xét bởi nhiều chuyên gia của các khoa khác nhau gồm: bác sĩ phẫu thuật tạo hình, bác sĩ chuyên gia tai-mũi-họng, bác sĩ chỉnh răng…Các chuyên gia sẽ cùng làm việc với nhau và đưa ra biện pháp tốt nhất cho trẻ.

Việc ăn uống của trẻ hở hàm ếch cũng được rất nhiều mẹ quan tâm, theo các bác sĩ chuyên gia đưa ra các lời khuyên như sau:

  • Đối với trẻ bú bình, khả năng bú sữa của trẻ phụ thuộc nhiều vào độ rộng của khe hở. Nếu khi bú trẻ có thể tạo được vòng miệng kín quanh vú thì trẻ sẽ bú được tốt. Tư thế cho con bú cũng khá quan trọng. Mẹ nên bế trẻ ở tư thế nửa ngồi nửa nằm để giúp trẻ nuốt dễ dàng hơn, tư thế này còn giúp làm giảm lượng dịch sặc lên mũi và không bị nghẹn hay nôn ói.
  • Những trẻ bị dị tật này có xu hướng nuốt nhiều không khí trong quá trình ăn hơn các trẻ bình thường, việc vỗ nhẹ vào lưng trẻ để đưa hơi từ trong dạ dày ra ngoài cũng rất quan trọng.
  • Việc cho trẻ có khe hở hàm ăn chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn nhưng vấn đề này sẽ được cải thiện theo thời gian, khi mẹ và trẻ tìm ra phương pháp ăn uống thích hợp nhất mà không làm mệt mỏi cho mẹ cũng như trẻ.
  • Khi trẻ bước qua giai đoạn ăn dặm mẹ nên cho trẻ ăn thành từng bữa nhỏ, bắt đầu bằng đồ ăn loãng và lỏng, và cho ăn bằng thìa. Mẹ cần có sự kiên nhẫn hơn, khi cho trẻ thay đổi chế độ ăn hay việc chia nhỏ các bữa ăn. Và khi trẻ đã được phẫu thuật việc ăn uống cũng được cải thiện đáng kể các mẹ cũng đỡ vất vả hơn.

Ngày nay, việc phẫu thuật điều trị hở hàm ếch đã trở nên đơn giản hơn. Vì vậy, mẹ không cần quá lo nếu bé cưng gặp phải tình trạng này. Dành cho con thật nhiều tình yêu và kiên nhẫn hơn với trẻ, đó là tất cả những gì mẹ nên lưu ý.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *